PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA YAMAHA MOTOR

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của Công ty Yamaha thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 82)

Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA YAMAHA MOTOR

1.Trong ngắn hạn

- Mục tiêu kinh doanh:

Công ty hướng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững, lâu dài, có lợi nhuận như kế hoạch đặt ra. Yamaha ngoài hướng tới mục tiêu lợi nhuận còn hướng tới việc gia tăng lợi ích cho khách hàng và các nhân viên hoạt động trong công ty. Mục tiêu xã hội của công ty là công ty sẽ tạo được nhiều việc làm tốt hơn cho xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp, đào tạo các công nhân có tay nghề từ những lao động phổ thông. Ngoài ra, công ty vẫn duy trì khách hàng mục tiêu là đối tượng có thu nhập trung bình và cao trong xã hội.

- Tiếp tục phát triển và tung ra các sản phẩm xe tay ga mới:

Trong năm 2004, ông Takahiko Takeda , Tổng Giám đốc Yamaha Motor VN đã khẳng định: "Công ty Yamaha Motor Vitenam sẽ tiếp tục đi tiên phong trong việc đưa sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Yamaha Nouvo và Mio là những mẫu xe tay ga có kiểu dáng đẹp, dễ sử dụng và phù hợp với giới trẻ. Sắp tới, chúng tôi sẽ tạo ra xu hướng mới trên thị trường xe máy; các mẫu xe tay ga chính là bước ngoặt của Yamaha trên thị trường Việt Nam”. Và những năm tiếp theo Yamaha vẫn thực hiện chiến lược tiếp tục tung ra những sản phẩm xe tay ga mới và các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh mạnh mẽ các sản phẩm này. Năm 2006, tỉ lệ xe ga do doanh nghiệp sản xuất ra so với tổng sản phẩm sản xuất chiếm 20%, trong năm 2007 mục tiêu là 30% và năm 2008 là 40%.

- Thắt chặt mối quan hệ của Yamaha Motor Vietnam với các đại lí và khách hàng:

Các chương trình giới thiệu sản phẩm và hoạt động giao lưu giữa đại lý, khách hàng và nhà sản xuất được Yamaha thường xuyên tổ chức tại 2 đầu Nam

– Bắc. Mối liên kết tay ba này ngày càng được nhà sản xuất thắt chặt bằng những sự kiện gắn liền với sản phẩm. Trong đợt giới thiệu sản phẩm Mio (3/2007) vừa qua, Công ty Yamaha đã thực hiện chuyến giới thiệu sản phẩm lưu động (road show) đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và phía Bắc. Kèm theo đó là chương trình chạy thử xe, ca nhạc thời trang và biểu diễn motor của các vận động viên chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản.

Nhưng như vậy không có nghĩa là công ty Yamaha đứng yên một chỗ mà vẫn chuyển động không ngừng, tiếp tục các hoạt động nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà sản xuất - khách hàng - đại lý. Công ty có thể sử dụng các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường mối liên kết trên. Tuy nhiên, công cụ hiệu quả nhất mà Yamaha có thể sử dụng là các hoạt động quan hệ công chúng và các chương trình khuyến mại hấp dẫn và có tính lôi cuốn cao.

- Tăng tỉ lệ nội địa hoá trong sản phẩm:

Yamaha Motor quyết định thành lập Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam nhằm đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng của yêu cầu sản xuất xe gắn máy tại Yamaha Motor Việt Nam cũng như nhu cầu các linh kiện đúc động cơ tại Nhật Bản. Đây là công ty sản xuất linh kiện đúc đầu tiên được thành lập bởi Công ty Yamaha Motor (Nhật Bản) kể từ năm 1996. Do vậy công ty này sẽ cung cấp cho công ty Yamaha Motor Vietnam rất nhiều phụ tùng, trong những năm tới công ty sẽ gia tăng tối đa tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm và có thể hạ giá thành sản phẩm.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cấp giấy phép cho Yamaha thành lập một công ty mới chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng động cơ xe máy tại Hà Nội. Nhà máy được đưa vào hoạt động cuối năm 2006 vừa qua. Công ty mới có vốn điều lệ là 14,3 triệu USD với công suất mỗi năm một triệu sản phẩm chi tiết đúc của động cơ xe gắn máy, bao gồm đầu xi-lanh và 900.000 linh kiện bằng thép như bánh răng và bộ phận truyền lực, một phần phục vụ lắp ráp xe máy tại Việt Nam, một phần xuất sang Nhật Bản.

- Tăng sản lượng xe sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam và hướng ra xuất khẩu:

Hãng xe Yamaha Motor Việt Nam dự định tăng sản lượng xe gắn máy sản xuất ở Việt Nam lên 50% trong vòng 3 năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam. Nhà sản xuất xe gắn máy lớn thứ hai thế giới này sẽ đầu tư 44 triệu USD xây nhà máy sản xuất xe tại Nam Thăng Long- Hà Nội. Dự kiến, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10/2008 và sẽ có thể sản xuất 700.000xe/năm.

Đại diện Yamaha cho biết, hiện nay nhu cầu xe gắn máy ở Việt Nam đang tăng rất nhanh do nền kinh tế phát triển mạnh. Do đó, đầu tư vào Việt Nam là chiến lược làm ăn lâu dài của Yamaha. Do vậy, trong vòng 3 năm tới Yamaha Motor Vietnam sẽ có thêm 1 nhà máy mới nữa để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm xe máy.

Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, Yamaha sẽ xây dựng chiến lược hướng ra xuất khẩu trong vòng 5 năm tới để phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới và xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam.

- Tiếp tục các chiến lược xây dựng thương hiệu Yamaha là “Thương hiệu của chất lượng”:

Sau 8 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, Yamaha đã xây dựng được một hình ảnh đẹp về một doanh nghiệp của mình. Đó là nhờ quá trình kinh doanh tốt, các sản phẩm chất lượng cao được đưa ra thị trường, quá trình quảng cáo lâu dài “ Yamaha- Thương hiệu của chất lượng”. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng xây dựng một hình ảnh Yamaha, một doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng thì đóng góp lớn nhất là của hoạt động PR. Đặc biệt quan trọng trong chiến lược của công ty trong tương lai là việc giữ vững và phát triển thương hiệu Yamaha trên thị trường.

Thương hiệu của Yamaha được quyết định bởi các chiến lược Marketing mix như chiến lược về sản phẩm: nâng cao chất lượng, kiểu dáng và các tính năng cho sản phẩm; cải thiện hệ thống phân phối; xây dựng hình ảnh một Yamaha vì sự phát triển của cộng đồng xã hội Việt Nam…

2.Trong dài hạn

2.1. Phương hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xe máy

Việt Nam trong vòng 15 năm tới:

Theo ông Kenichi Ohno, Giáo sư Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, thị trường xe máy Việt Nam vẫn đang phát triển khá nhanh, với tốc độ khoảng 25%/ năm. Điều này đang đặt ra vấn đề quan trọng với các cơ quan quản lý trong hoạch định sự phát triển công nghiệp xe máy cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Vì vậy câu hỏi đặt ra trong thời gian qua là “Trong tương lai 5-10 năm tới, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào?” Giữa tháng 9-2004, Bộ Công nghiệp đã phê duyệt đề cương xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn đến năm 2020.

Theo đó Nhà nước sẽ không khuyến khích thành lập DN mới sản xuất xe máy mà khuyến khích các DN liên doanh, liên kết hình thành những tập đoàn sản xuất xe máy, phụ tùng có quy mô công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa cao và hợp tác hóa cao, đầu tư công nghệ chế tạo động cơ trình độ cao, tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ. Bộ Công nghiệp cũng đề ra kế hoạch phát triển đến năm 2010, ngành xe máy Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu trong nước khoảng 13 triệu chiếc/năm, xuất khẩu 300.000 chiếc/năm, tỷ lệ nội địa hóa toàn xe đạt hơn 90% , tỷ lệ nội địa hóa động cơ hơn 80%. Mục tiêu trước mắt là đến năm 2010, ngành công nghiệp xe máy VN sẽ cố gắng đáp ứng được 100% nhu cầu xe thông dụng ở khu vực nông thôn, 90% nhu cầu xe máy ở khu vực thành thị; phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước tại phân khúc xe tay ga trên 60%, các dòng xe số trên 90%; các sản phẩm đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 2 theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ quy định.

Đây là một trong những mục tiêu mà Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp đề ra tại bản Quy hoạch, với điều kiện có sự nhiệt tình hưởng ứng của toàn bộ các cơ quan hữu quan, bao gồm cả các cơ quan Nhà nước, viện nghiên cứu, tổ chức tài chính, khối doanh nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy...

Về mục tiêu xuất khẩu, đến năm 2010 phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD, trong đó 50% là xe nguyên chiếc và bộ linh kiện đồng bộ; đến năm 2015 sẽ nâng con số này lên mức 500 triệu USD, trong đó có các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch”. Bản quy hoạch này cũng đã vạch ra một tương lai tương sáng cho ngành công nghiệp xe máy VN là đến năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 800 triệu tới 1 tỷ USD. Được biết, kim ngạch xuất khẩu xe máy VN năm 2005 đạt khoảng 70 triệu USD và năm 2006 đạt 100 triệu USD.

Mới đây, trên cơ sở phân tích các dữ liệu quốc gia và dữ liệu quốc tế, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp dự báo tổng xe máy trên thị trường sẽ tăng từ 18 triệu (5 người/xe) từ năm 2006 tới mức bão hoà ở khoảng 33 triệu (3 người/xe) vào năm 2020, tương tự Thái Lan hiện nay. Trong khi đó, năng lực sản xuất lắp ráp của các doanh nghiệp hiện khoảng 2 triệu xe/năm và duy trì ở mức 3,5 triệu xe trong giai đoạn 2010-2015.

Ngoài ra, theo đánh giá chung của các nhà sản xuất thì nhu cầu xe tay ga ngày càng tăng cao sẽ ngày càng tăng cao do tính tiện dụng và thời trang của nó.

Đây là loại xe sử dụng rất dễ dàng, không cần đến côn, số, hộp đựng đồ lớn có thể chứa được nhiều thứ quan trọng... Bên cạnh đó loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc đáo, sang trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, vì vậy mà ngày càng được nhiều người ưa chuộng, nhất là tại các đô thị nơi có đời sống và mức thu nhập cao.

Hiện nay xe tay ga đang chiếm 20% thị phần xe máy, dự báo trong vòng 5 năm tới, xe tay ga sẽ chiếm tới 50% thị phần xe máy cả nước và giá bán còn rẻ nữa. Do vậy trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, có rất nhiều công ty chuyển dần sang hướng sản xuất xe tay ga để phục vụ những nhu cầu mới về xe ga của thị trường.

2.2. Phương hướng phát triển của Yamaha Motor Vietnam trong 15 năm tới:

Dựa vào định hướng phát triển của toàn ngành công nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam và đặc điểm riêng của công ty, công ty đã đưa ra những phương hướng phát triển công ty trong dài hạn( tính từ nay đến năm 2020)

Tiếp tục tăng sản lượng của công ty lên gấp đôi trong vòng 15 năm tới.

Yamaha Motor Co., Ltd. sẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam nhiều nhà máy mới Do chủ trương của Nhà nước sẽ không khuyến khích thành lập DN mới sản xuất xe máy mà khuyến khích các DN liên doanh, liên kết hình thành những tập đoàn sản xuất xe máy, phụ tùng có quy mô công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa cao và hợp tác hóa cao nên phương hướng của công ty là sẽ liên kết giữa 2 công ty có vốn đầu tư của Yamaha Motor Co., Ltd.( Nhật Bản). Đó là công ty Yamaha Motor Vietnam hiện tại( bao gồm một nhà máy nữa được hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2008) cùng với Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Vietnam. Trước mắt công ty sẽ liên kết với 2 công ty này vì cả 2 cùng do công ty Yamaha Motor Co., Ltd. đầu tư nên chiến lược hoạt động và công nghệ là tương đối thống nhất.

Công ty sẽ có 2 bộ phận là bộ phận sản xuất phụ tùng và bộ phận lắp ráp sản phẩm, mỗi bộ phận chỉ chuyên môn hoá vào một bộ phận. Xa hơn, công ty có thể nghiên cứu để liên kết với một công ty trong nước để tiến hành nội địa hoá 90% sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình này còn phải được cân nhắc theo từng giai đoạn cụ thể và sự tương đồng của doanh nghiệp định liên kết và Yamaha Motor Vietnam.

Vì mục tiêu trước mắt đến năm 2010 thì thị trường trong nước đáp ứng được nhu cầu về xe tay ga là 60% và xe số là 90% nên mục tiêu dài hạn của Yamaha là nhắm vào 40% lượng xe ga còn lại phải nhập khẩu 30. Trong dài hạn, Yamaha không thể chỉ cải tiến các dòng xe ga như trong ngắn hạn mà phải có những bước đột phá, tung ra thị trường những sản phẩm xe ga độc đáo, sang trọng với mức giá thành cao hơn. Theo định hướng trong 10 năm tới Yamaha sẽ tung ra từ 4-5 dòng sản phẩm xe ga mới do chuyển giao công nghệ sản xuất từ công ty Yamaha Motor Co., Ltd, tăng sản lượng xe ga lên 60% tổng sản phẩm sản xuất trong vòng 10 năm tới( hiện nay là 30%).

Ngoài ra, do định hướng phát triển ngành công nghiệp xe máy theo hướng thân thiện môi trường, tiết giảm nhiên liệu để phù hợp với quy hoạch phát triển

30 : Nguồn tài liệu nội bộ của công ty Yamaha.

công nghiệp Việt Nam cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các địa phương, giao thông đường bộ nước ta, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng sản phẩm, yếu tố bảo vệ môi trường… nên việc nghiên cứu của công ty về loại sản phẩm này là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, đây không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần có thời gian. Yamaha trong vòng 5 năm tới sẽ cho xây dựng thêm một khu chuyên nghiên cứu về các dòng sản phẩm mới ngay tại Việt Nam. Dự báo sẽ đầu tư khoảng 20 triệu USD và có thể nằm ngay trong khuôn viên nhà máy lắp ráp.

Phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ thêm về công nghệ, còn việc điều hành và kết quả đạt được là hoàn toàn do phía Việt Nam.

Đào tạo nhân sự cũng là một kế hoạch dài hạn của công ty. Công ty sẽ nâng cao dần mức lương cho các cán bộ và nhân viên hoạt động trong các bộ phận và công nhân hoạt động tại nhà máy. Yamaha cũng tăng cường sự khắt khe trong khâu tuyển chọn, có chiến dịch tuyển chọn ngay tại các trường đại học. Theo đó, Yamaha sẽ có những chiến dịch đào tạo các sinh viên giỏi trong nước thành các đội ngũ lãnh đạo, thay thế dần các nhà quản lí nước ngoài.

Cuối cùng, trong xu hướng của toàn ngành hướng ra xuất khẩu thì định hướng của công ty cũng là sản xuất những sản phẩm phù hợp để bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài( phụ thuộc vào đặc thù nước nhập khẩu). Tuy nhiên, chiến lược hướng ra xuất khẩu của công ty phải nằm trong chiến lược hoạt động của cả Yamaha Motor Co., Ltd. và các công ty con khác đang hoạt động trên thế giới.

II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của Công ty Yamaha thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)