CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Phương pháp xã hội học
2.3.1.1. Phương pháp chọn mẫu
- Cơng thức tính cỡ mẫu: n = Z2(1- /2).p.q/d2
Trong đó: n là tổng số đối tượng cần khảo sát
p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất và q = 1- p
: mức ý nghĩa thống kê, = 0,05 nên Z(1- /2) = 1,96
d: sai số mong muốn theo p (d = 0,05).
- Ở mỗi dân tộc, số lượng trẻ em dưới 5 tuổi và 8-10 được ước lượng với p = 0,232 (Tỷ lệ trẻ SDD chiều cao/tuổi năm 2006 ở Yên Bái là 23,2% [93]).
Khi đó n = 1,952. 0,248. (1-0,248)/0,052 = 271
- Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, cụ thể như sau:
+ Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi và trẻ 8-10 tuổi ở mỗi xã;
+ Lấy tổng số trẻ trong danh sách chia cho 271 để xác định hệ số k; + Dùng bảng số ngẫu nhiên để xác định trẻ đầu tiên (là trẻ có số thứ tự nằm trong khoảng từ 1 đến k);
+ Cách chọn 270 trẻ tiếp theo là những trẻ có số thứ tự bằng số thứ tự của trẻ vừa được chọn trước đó cộng với hệ số k.
- Những trẻ vắng mặt trong thời gian diễn ra cuộc khảo sát thì thay thế bằng trẻ kế tiếp trẻ vắng mặt trong danh sách đã lập.
- Để tăng tính đại diện và độ tin cậy, số lượng mẫu được tăng thêm ít nhất 10% so với mẫu tính theo cơng thức. Số trẻ được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Số trẻ được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu
Tuổi Dân tộc
Thái Hmông Dao
Trẻ dưới 5 tuổi 462 306 488 Trẻ 8-10 tuổi 328 326 309
2.3.1.2. Phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu thứ cấp
- Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn trẻ ở lứa tuổi tiểu học và các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trong nghiên cứu (trẻ và các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi được mời đến trạm y tế). Phỏng vấn các bà mẹ của trẻ thuộc nhóm dưới 5 tuổi và phỏng vấn các trẻ em 8-10 tuổi bằng bộ phiếu phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn. Phỏng vấn sâu các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi (mỗi dân tộc 10 phỏng vấn), trẻ trong độ tuổi 8-10 (mỗi dân tộc 10 phỏng vấn), một số cán bộ uỷ ban nhân dân xã, cán bộ y tế, bà lang, già làng, trưởng thôn/bản (10 phỏng vấn ở mỗi xã).
- Thu thập các tài liệu thứ cấp bao gồm các văn bản báo cáo, thống kê, tài liệu có liên quan với đề tài nghiên cứu tại địa phương và trung ương.