Tình hình tiêm chủng cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 106 - 108)

Tình hình tiêm chủng

Dân tộc

Thái Hmơng Dao

n % n % n % Tiêm đủ 212 45,9 126 41,2 233 47,8 Tiêm không đủ 250 54,1 180 58,8 255 52,2

Tổng 462 100,00 306 100,00 488 100,00

Bảng 3.45 cho thấy có 45,9%, 41,2% và 47,8% bà mẹ người Thái, Hmông và Dao cho biết là con mình được tiêm phịng đầy đủ ở trạm y tế; vẫn còn quá nửa số bà mẹ không cho con đi tiêm đầy đủ, lý do phổ biến là khơng nhớ lịch tiêm. Điều này có thể là do kinh tế khó khăn nên họ phải lao động để lo đời sống gia đình mà ít quan tâm đến việc tiêm chủng của con; với các bà mẹ người Hmơng thì có thể là do họ không sử dụng được tiếng phổ thông cho nên việc tiếp thu các thơng tin về chăm sóc y tế cho trẻ rất hạn chế.

Mắc bệnh về giun, sán thường liên quan đến SDD ở trẻ em, khi trẻ bị mắc bệnh giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, hay đau bụng. Đặc biệt, nhiễm giun đũa có thể gây ra các biến chứng ngoại khoa như giun chui ống mật, tắc ruột, v.v. Nhiễm giun móc, giun tóc gây chậm lớn, thiếu máu, làm trẻ chậm phát triển. Hiểu biết của các bà mẹ đối với các biện pháp phòng trừ giun sán cho trẻ cho thấy nhận thức của các bà mẹ được khảo sát về vấn đề này còn nhiều hạn chế.

Bảng 3.46. Hiểu biết của các bà mẹ về các biện pháp phòng trừ giun sán cho trẻ

Hiểu biết về các biện pháp phòng trừ giun sán

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n % Ăn chín uống sơi 337 73 185 60,3 344 70,5 Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 70 15,2 0 0 51 10,4 Tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần 0 0 0 0 0 0 Dùng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh,

khơng dùng phân tươi 33 7,2 30 9,7 0 0 Không biết 190 41,2 93 30,5 174 35,7

Có hơn 1/3 số bà mẹ được khảo sát không biết một biện pháp phịng trừ giun sán nào cho trẻ; có 73% bà mẹ người Thái, 60,3% bà mẹ người Hmông và 70,5% bà mẹ người Dao biết nên ăn chín uống sơi để phịng trừ giun sán; 7,2% bà mẹ người Thái và 9,7% bà mẹ người Hmơng biết nên dùng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh và khơng sử dụng phân tươi trong trồng trọt. Đáng chú ý là khơng có bà mẹ nào có kiến thức về việc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng trừ lây nhiễm giun sán cho bản thân và con. Một nghiên cứu về thực trạng rửa tay bằng xà phòng của người dân ở một số tỉnh phía Bắc cho biết: trong số bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi, tỷ lệ rửa tay xà phòng trước khi cho trẻ ăn, sau khi lau/vệ sinh và đổ phân cho trẻ rất thấp (2,6%, 10,5% và 16,1%) [55].

Điều tra của Nguyễn Huy Nga về thực trạng vệ sinh môi trường một số dân tộc thiểu số cho thấy: 75% hộ người Hmơng thừa nhận cịn uống nước lã chưa đun sôi. Mặc dù đều biết phải xử lý nước trước khi ăn uống nhưng trong thực tế vẫn có 65,7% hộ cho biết khơng thực hiện điều này. Người Hmông và hầu hết các dân tộc thiểu số khác không xử lý nước trước khi ăn uống bằng phương pháp dùng hóa chất, hoặc đánh phèn, chủ yếu họ chỉ dùng cách lọc (29,6%) và để lắng (4,6%) [55].

Vào thời điểm chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát, ở n Bái chưa có chương trình phịng trừ giun sán đối với trẻ dưới 5 tuổi. Qua trao đổi, một cán bộ trạm y tế xã Phù Nham cho biết: “Ở xã hiện nay đã có chương trình phịng trừ giun sán

(chúng tơi vẫn gọi vui là chương trình giun sán về bản), chương trình này cấp thuốc tẩy giun 6 tháng/lần cho học sinh tiểu học, nhưng đối với trẻ em dưới 5 tuổi thì chưa có chương trình nào giúp trẻ em phịng trừ nhiễm giun sán bằng thuốc”.

Chuồng ni gia súc, gia cầm gần nhà và gần nguồn nước sinh hoạt cho dù được dọn vệ sinh thường xuyên vẫn có nguy cơ gây ơ nhiễm cho nhà ở và nguồn nước sinh hoạt. Thực tế, hầu hết hộ gia đình người Hmơng được khảo sát có khoảng cách từ chỗ ở đến chuồng gia súc, gia cầm rất gần (96,8%), cao hơn có ý nghĩa so với hộ người Thái và người Dao (50,3% ở người Thái và 61,2% ở người Dao). Số liệu được trình bày trong bảng 3.47.

Bảng 3.47. Khoảng cách từ chỗ ở tới chuồng gia súc, gia cầm

Khoảng cách từ chỗ ở tới chuồng gia súc, gia cầm

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n % Dưới 10 m 232 50,3 296 96,8 299 61,2 Từ 10 m trở lên 230 49,7 10 3,2 189 38,8

Tổng 462 100,0 306 100,0 488 100,0

Số hộ gia đình có nơi ở cách xa chỗ ni gia súc gia cầm chiếm 49,7% ở người Thái và 38,8% ở người Dao, cao hơn rất nhiều so với 3,2% ở người Hmông (p <0,001). Qua trao đổi với cán bộ trạm y tế, chúng tôi được biết vào mùa mưa nước ngập lênh láng trong chuồng nuôi và phân gia súc/gia cầm theo nước tràn vào sân, trong khi các bà mẹ người Hmông thường để con đi chân đất. Chính những tập qn khơng tốt này làm cho người Hmơng nói chung và trẻ em dưới 5 tuổi người Hmơng nói riêng ở đây rất dễ bị nhiễm giun sán.

3.3.2. Ở nhóm trẻ 8-10 tuổi

Nếu gia đình có ít con thì những đứa trẻ thường được chăm sóc tốt hơn và phát triển bình thường. Tuy nhiên, với một gia đình có quá nhiều con, điều kiện kinh tế khó khăn thì càng khơng có điều kiện chăm sóc cho trẻ, dẫn đến ốm yếu, bệnh tật, có thể tử vong. Tìm hiểu về số con hiện có trong gia đình của trẻ 8-10 tuổi được khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 106 - 108)