Cân nặng (kg) của trẻ 8-10 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 56 - 58)

Nhóm tuổi

Giới tính

Dân tộc

Thái Hmơng Dao

n X ± SD n X ± SD n X ± SD 8 tuổi Nữ 84 20,08 ± 1,08 63 20,28 ± 3,91 42 20,08 ± 2,31 Nam* 91 21,27 ± 3,32 77 20,45 ± 1,68 28 22,13 ± 3,40 9 tuổi Nữ*** 131 23,3 ± 1,91 110 21,13 ± 2,66 122 22,59 ± 2,27 Nam*** 156 22,81 ± 2,14 114 21,33 ± 1,56 95 22,61 ± 2,08 10 tuổi Nam** 124 24,84 ± 3,77 176 23,57 ± 3,92 146 24,72 ± 2,90 Nữ*** 107 24,73 ± 4,86 153 24,76 ± 3,98 183 24,79 ± 3,76

*, ** và *** là khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05; p<0,01; p<0,001

Bảng 3.5 cho thấy cân nặng trung bình của trẻ 8-10 tuổi trong nghiên cứu đều tăng theo quy luật chung. Trong 3 dân tộc, trẻ người Hmơng có cân nặng trung bình thấp hơn so với trẻ người Dao và người Thái, tuy mức chênh lệch không nhiều. Các bé trai 9 tuổi người Hmơng có cân nặng trung bình là 21,33 kg thấp hơn so với 22,81 kg và 22,61 kg ở các bé trai người Thái và người Dao (p < 0,001).

Sự chênh lệch về cân nặng trung bình theo giới tính ở các dân tộc là khơng nhiều, chẳng hạn các bé gái 10 tuổi người Thái có cân nặng trung bình là 24,73 kg cịn cân nặng trung bình của các bé trai 10 tuổi người Thái là 24,84 kg (p > 0,05); các bé gái người Dao 10 tuổi có cân nặng trung bình là 24,79 kg so với 24,72 kg ở

các bé trai (p > 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Yên: ở giai đoạn 6-10 tuổi ở nam và 6-9 tuổi ở nữ, hai giới có cơ thể phát triển gần như nhau về các kích thước tổng thể chẳng hạn như cân nặng [98].

Cân nặng (kg) 18.5 19.5 20.5 21.5 22.5 23.5 24.5 8 9 10 Tuổi Thái Hmông Dao GTSH 90 Cân nặng (kg) 18.5 19.5 20.5 21.5 22.5 23.5 24.5 8 9 10 Tuổi Thái Hmông Dao GTSH 90 a b

Hình 3.1. So sánh cân nặng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác

So sánh với các tác giả khác, thấy cân nặng trung bình của trẻ 8-10 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với cân nặng trung bình của trẻ 8-10 tuổi trong “Giá trị sinh học người Việt Nam bình thường - thập kỷ 90” [4], nhưng kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Học (2004) [31].

3.2.2. Chiều cao

Giống với cân nặng, chiều cao (chiều cao đứng với trẻ đã đi vững, chiều cao nằm hay chiều dài đối với những trẻ đi chưa vững) là kích thước quan trọng trong nghiên cứu về hình thái người, nó có ý nghĩa trong việc đánh giá về thể lực cũng như tầm vóc con người. Chiều cao thay đổi theo dân tộc, giới tính, đồng thời cũng chịu những ảnh hưởng nhất định của mơi trường bên ngồi. Kết quả về chiều cao đứng/chiều dài của trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6.

Xét theo nhóm tuổi, chiều cao của trẻ em dưới 5 tuổi trong nghiên cứu tăng theo nhóm tuổi. Trẻ em người Thái thuộc nhóm dưới 5 tháng tuổi có chiều dài trung bình là 63,85 cm ở các bé gái và 64,30 cm ở các bé trai, các nhóm tuổi tiếp theo có sự gia tăng về chiều cao rất nhanh. Sang nhóm 6-11 tháng tuổi, các con số này ở bé gái và bé trai người Thái lần lượt là 74,3 cm và 69,26 cm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)