Bảng 3.36. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi
Dân tộc
Suy sinh dưỡng BMI/tuổi
Rất cịm Cịm Có nguy cơ thừa cân Thừa cân Béo phì
n % n % n % n % n % Thái 0 0 17 3,7 26 5,7 0 0 0 0 Hmông 0 0 28 9,0 15 4,8 7 2,4 0 0 Dao 0 0 56 11,5 25 5,1 0 0 0 0 Chỉ số BMI phản ánh tình trạng gầy và béo của trẻ em, nhưng đồng thời chỉ số này cũng nói lên sự cân đối trong sự phát triển cơ thể của trẻ. Số liệu từ bảng 3.36 cho thấy có 5,7%, 4,8% và 5,1% trẻ em người Thái, Hmơng và Dao có nguy cơ bị quá cân. Trong 3 quần thể nghiên cứu, có 2,4% trẻ em người Hmơng bị thừa cân.
Việc sử dụng chỉ số VCTTD là một ngưỡng có nhiều ưu điểm trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng giá trị ngưỡng duy nhất (single cut-off value) của VCTTD là 13 cm (có tác giả cho rằng giá trị này là 12,5 cm [114], [132]) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của
3 quần thể trẻ em. Trong trường hợp này nếu trẻ nào có VCTTD dưới 13 cm thì được xếp vào loại cịm. Số liệu thu thập được trình bày trong bảng 3.37.
Bảng 3.37. Tình trạng cịm xét theo vịng cánh tay trái duỗi của trẻ dưới 5 tuổi
Dân tộc
Vòng cánh tay trái duỗi
< 13cm (còm) ≥13cm (bình thường) n % n % Thái 11 2,4 451 92,6 Hmông 23 7,4 283 97,6 Dao 56 11,5 432 88,5
Nếu theo giá trị một ngưỡng duy nhất áp dụng cho VCTTD thì trong 3 quần thể được khảo sát, trẻ người Thái có 2,4% bị cịm trong khi ở trẻ người Hmơng và người Dao lần lượt là 7,4% và 11,5%. Việc áp dụng giá trị VCTTD làm một ngưỡng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cho thấy một hiệu quả nhất định. Điều này thể hiện ở việc trong 3 quần thể trẻ người Thái, Hmơng, Dao thì trẻ người Thái có tỷ lệ cịi thấp nhất, trẻ người Dao có tỷ lệ cịi là 11,5% (các kết quả này khơng chênh lệch nhiều so với việc áp dụng chỉ số BMI/tuổi để đánh giá tình trạng SDD của trẻ dưới 5 tuổi).
3.2.4.2. Tình hình suy dinh dưỡng của nhóm trẻ 8-10 tuổi
Từ trước đến nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên có ít các nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cả hai nhóm dưới 5 tuổi và trên 5 tuổi, vì vậy tiếp theo việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmơng và Dao, chúng tơi tiếp tục đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ này để có một cái nhìn tổng thể hơn về sự phát triển cơ thể các em.
Chỉ số cân nặng/tuổi cho phép các quốc gia (những nước chỉ quan tâm tới cân nặng của trẻ) theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ. Với những trẻ lớn tuổi (chẳng hạn trên 10 tuổi) thì cân nặng/tuổi khơng phải là chỉ số đánh giá phù hợp vì 2 lý do: 1) Chỉ số này không thể giúp phân biệt được giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể trong giai đoạn nhiều trẻ đang trải qua đỉnh tăng trưởng của dậy thì; và 2) Dễ dẫn tới việc đánh giá nhầm trẻ bị quá cân (cân nặng/tuổi cao hơn bình
thường) trong khi thực tế đứa trẻ đó chỉ đơn thuần là cao. Chỉ số BMI/tuổi là chỉ số được WHO khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy, thừa cân và béo phì ở người 10- 19 tuổi [150].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phần mềm WHO AnthroPlus để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 8-10 tuổi với 3 loại SDD: SDD cân nặng/tuổi, SDD chiều cao/tuổi và SDD BMI/tuổi. So với nhóm trẻ trước 5 tuổi thì trẻ em 8-10 tuổi người Thái và người Dao có tỷ lệ cịi thấp hơn, trẻ em 8-10 tuổi người Hmơng có tỷ lệ cịi cao hơn, tuy vậy các khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu về tình hình SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi được trình bày trong bảng 3.38.
Bảng 3.38. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi
Dân tộc
Suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi
Rất còi Còi n % n % Thái 15 4,5 73 22,4 Hmông 96 29,6 133 40,8 Dao 22 7,1 96 31,0
Theo WHO, mức độ còi được chia ra: thấp (< 20%), trung bình (20-29%), cao (30-39%) và rất cao (≥40%) [118]. Nếu theo phân loại này, tỷ lệ còi của trẻ em người Thái ở mức trung bình (22,4%), tỷ lệ cịi trẻ em người Dao ở mức cao (31,0%) và tỷ lệ còi của trẻ em người Hmông ở mức rất cao (40,8%). Tỷ lệ trẻ người Hmơng ở tình trạng rất cịi là 29,6% cao hơn so với 4,5% và 7,1% ở trẻ người Thái và người Dao (các khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với điều tra của WHO về tỷ lệ còi ở các quốc gia đang phát triển; điều tra này cho biết tỷ lệ còi ở mức rất cao xuất hiện ở nhiều quốc gia trong khu vực Châu Phi cận Sahara, Trung Nam Châu Á và Đông Nam Á [118].
Nếu so sánh với tỷ lệ trẻ trên 5 tuổi bị cịi trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Học ở trẻ em người Dao Bắc Thái (61,4%) thì tỷ lệ trẻ em người Dao bị còi trong nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn. Ngun nhân có thể là do khác biệt trong tiêu
chuẩn đánh giá tình trạng SDD giữa hai nghiên cứu, bởi chúng tôi áp dụng bộ chuẩn đánh giá SDD năm 2007 của WHO, cịn Nguyễn Đình Học sử dụng bộ chuẩn cũ của WHO với quần thể tham chiếu của Trung tâm thống kê Y học Mỹ (NCHS). Lưu ý rằng quần thể tham chiếu sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Học hiện nay được khuyến nghị không sử dụng nữa bởi những hạn chế của nó trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ ở nhiều nước trên thế giới [150] và trong đó có cả Việt Nam [90].
SDD chiều cao là loại SDD mãn tính, để lại khá nhiều hậu quả lâu dài về thể chất. Khi trẻ trưởng thành dễ mắc phải các bệnh như thừa cân, béo phì, đái tháo đường và một số bệnh truyền nhiễm khác. SDD chiều cao cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Giảm SDD chiều cao sẽ trực tiếp cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ, cải thiện giống nịi người Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, đối với nhóm trẻ trước tuổi học, bên cạnh biểu đồ tăng trưởng cân nặng theo tuổi, chúng ta đang áp dụng thí điểm biểu đồ tăng trưởng chiều cao theo tuổi theo chuẩn của WHO; tuy nhiên đối với nhóm trẻ ở tuổi đến trường phổ thơng thì vấn đề này cịn bỏ ngỏ, chúng ta chưa có một cơng cụ hữu hiệu nào có thể đánh giá và theo dõi được tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nhóm này.
Theo giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có khác biệt về tỷ lệ cịi giữa các bé gái và bé trai thuộc 3 dân tộc. Với trẻ 8-10 tuổi người Thái, tỷ lệ các bé gái bị cịi là 21% khơng nhiều so với 23,5% các bé trai bị còi; các bé gái người Hmơng và người Dao bị cịi lần lượt là 28,5% và 27,4% so với 17,6% và 27,4% ở các bé trai cùng dân tộc (các khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê, p > 0,05).
Tìm hiểu tình trạng SDD cân nặng theo tuổi của trẻ 8-10 tuổi, chúng tôi thu được kết quả: tỷ lệ trẻ em 8-10 tuổi người Thái, Hmông và Dao bị nhẹ cân lần lượt là 26,9%, 48,2% và 26,2%. Nói cách khác, ở các trẻ em 8-10 tuổi người Thái và Dao, cứ 10 trẻ thì có khoảng 2 trẻ bị nhẹ cân; cịn ở trẻ 8-10 tuổi người Hmơng, cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị nhẹ cân.
Bảng 3.39. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi
Dân tộc
Suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi (%)
Rất nhẹ cân Nhẹ cân n % n % Thái 34 10,4 88 26,9 Hmông 48 14,8 157 48,2 Dao 37 11,9 81 26,2
Tỷ lệ trẻ 8-10 tuổi người Hmông bị nhẹ cân cao hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ này ở nhóm dưới 5 tuổi (48,2% so với 32,6%). Khác biệt về tỷ lệ cịi giữa nhóm trẻ dưới 5 tuổi và 8-10 tuổi người Thái và Hmơng khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trước đây người ta chỉ quan tâm tới vấn đề nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi mà ít quan tâm tới vấn đề này ở nhóm trẻ trong tuổi đến trường phổ thơng. Kết quả này đặt ra một vấn đề rất đáng quan tâm đối với trẻ em các dân tộc trong nghiên cứu, đặc biệt là trẻ em người Hmơng.
Tương tự với tình trạng cịi, khơng có khác biệt đáng kể nào về tình trạng nhẹ cân giữa hai giới của trẻ 8-10 tuổi. Tỷ lệ các bé gái 8-10 tuổi người Thái, Hmông và Dao bị nhẹ cân lần lượt là 25,3%, 52,1% và 28,2% so với 28,3%, 45,1% và 23,7% ở các bé trai (p > 0,05).
Tìm hiểu về tình hình SDD theo BMI/tuổi của trẻ 8-10 tuổi, chúng tôi thu được kết quả: tỷ lệ trẻ 8-10 tuổi người Thái, Hmơng và người Dao bị cịm lần lượt là 13%, 20,9% và 16,7%. Số liệu được trình bày trong bảng 3.40.
Bảng 3.40. Tỷ lệ suy dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ 8-10 tuổi
Dân tộc
Suy dinh dưỡng theo BMI/tuổi (%)
Rất còm Còm Thừa cân Béo phì Béo phì nặng n % n % n % n % n % Thái 6 1,9 43 13 12 3,7 6 1,9 0 0 Hmông 24 7,5 68 20,9 10 3 5 1,5 0 0 Dao 7 2,3 52 16,7 8 2,7 5 1,6 0 0
Tỷ lệ còm của trẻ 8-10 tuổi cao hơn so với tỷ lệ cịm của nhóm trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ này ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmơng và Dao lần lượt là 3,7%, 9,0% và 11,5%, tuy nhiên các khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Thừa cân phản ánh một cực khác của SDD ở trẻ, tình trạng này đã và đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại. Ở các quốc gia phát triển, đã có một vài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ nhỏ đang có chiều hướng tăng [119], tuy vậy vấn đề này cịn ít được quan tâm ở các nước đang phát triển [118].
Sử dụng chỉ số BMI/tuổi để đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì của trẻ 8- 10 tuổi cho thấy: tỷ lệ thừa cân ở 3 quần thể trẻ người Thái, Hmông và Dao được khảo sát lần lượt là 3,7%, 3% và 2,7%; tình trạng béo phì đã xuất hiện với tỷ lệ nhỏ ở các quần thể trẻ 8-10 tuổi trong nghiên cứu (1,9% ở trẻ người Thái, 1,5% và 1,6% ở trẻ người Hmông và người Dao).
3.3. HIỆN TRẠNG VỀ TẬP QUÁN SINH ĐẺ, CHĂM SÓC TRẺ, HÀNH VI CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NGƯỜI THÁI, HMÔNG VÀ DAO BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NGƯỜI THÁI, HMƠNG VÀ DAO
3.3.1. Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi
Ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và giúp bảo vệ trẻ khỏi bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp – hai nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển. Trẻ nên được bú sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu đời và khơng ăn thêm bất cứ thứ gì khác. Sau 6 tháng trẻ vẫn nên được bú sữa mẹ cho đến khi trẻ được hai tuổi nhưng cần được ăn kèm các thức ăn giàu dinh dưỡng khác [5].
Để nuôi con bằng sữa mẹ tốt, các bà mẹ phải có đủ sữa để ni con và quan trọng hơn là phải biết cách cho trẻ bú. Trong khoảng thời gian 4-6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn; nên cho trẻ bú cho tới khi được 18-24 tháng và không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng. Kết quả nghiên cứu về hiểu biết liên quan đến thời điểm cai sữa cho trẻ cho thấy có hơn 1/3 số bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi cho biết thời điểm cai sữa thích hợp cho con là dưới 1 năm. Số liệu được trình bày trong bảng 3.41.
Bảng 3.41. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ
Thời điểm cai sữa
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n % Dưới 1 năm 160 34,6 148 48,4 314 64,3 1 năm trở lên 302 65,4 158 51,6 174 35,7
Tổng 462 100,00 306 100,00 488 100,00
Có 34,6% bà mẹ người Thái đang nuôi con dưới 5 tuổi được khảo sát cho biết cai sữa cho trẻ ở thời điểm dưới một năm là hợp lý (tỷ lệ này ở người Hmông và người Dao là 48,4% và 64,3%). Cai sữa sớm cho trẻ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ khơng cịn cơ hội hấp thu những chất dinh dưỡng có lợi từ sữa mẹ, điều này kết hợp với điều kiện kinh tế cịn khó khăn của gia đình sẽ gây ra những tác động xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ. Một nghiên cứu khác cho biết chỉ 17% trẻ em sơ sinh ở Việt Nam được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và 23% được bú mẹ cho đến khi được 20 đến 23 tháng tuổi [5].
Nguyên nhân của hiểu biết về cai sữa không đúng thời điểm một phần do tập quán và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình được khảo sát cịn thấp cho nên trước và sau khi sinh bà mẹ vẫn phải dành nhiều thời gian hơn vào công việc làm nương để đảm bảo đời sống cho gia đình.
Việc bà mẹ tham gia lao động quá sớm có ảnh hưởng khơng tốt đến sự phát triển về mặt thể chất cũng như tâm lý trong những giai đoạn về sau của trẻ. Bởi vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ cho nên tinh thần và chế độ lao động, nghỉ ngơi của người mẹ phải được đảm bảo. Mặt khác khi tham gia lao động sớm thì người mẹ sẽ khơng có nhiều thời gian ở bên con, trẻ sẽ ít được sự quan tâm chăm sóc của mẹ.
Tuy sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ, nhưng để cho trẻ phát triển tốt và tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển sau này, cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam) các loại thức ăn khác (sữa bò, sữa đậu nành, bột, cháo, cơm, rau, hoa quả) một cách hợp lý. Ăn bổ sung có vai trị rất quan trọng với trẻ, nếu chế độ này
được thực hiện không đúng sẽ có tác động xấu đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi [94].
Bảng 3.42. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu
Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n % Dưới 4 tháng 52 11,2 117 38,3 174 35,6 Từ 4 tháng trở lên 410 88,8 189 61,7 314 64,4
Tổng 462 100,0 306 100,0 488 100,0
Tỷ lệ các bà mẹ người Hmông và người Dao được khảo sát có hiểu biết đúng đắn về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu (cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm từ 4 tháng tuổi trở lên) là 61,7% và 64,5%, thấp hơn so với 88,8% ở các bà mẹ người Thái (p < 0,05). Vẫn còn tồn tại hiện tượng cho trẻ ăn bổ sung sớm: 11,2% số bà mẹ người Thái, 38,3% bà mẹ người Hmông và 35,6% bà mẹ người Dao trả lời là nên cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm dưới 4 tháng tuổi (p<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự tiến hành ở tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu này cho biết thời điểm cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ là rất sớm (0,65-2,1 tháng) [57].
Qua điền dã thực tế chúng tôi được biết: đồng bào nơi đây quan niệm cho trẻ ăn bổ sung sớm để trẻ nhanh cứng cáp và thích nghi với bữa ăn của người lớn; một số bà mẹ người Dao đang nuôi con dưới 5 tuổi cho rằng cần cho con ăn sớm vì sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng để nuôi trẻ. Do tập qn sản xuất, có bà mẹ người Hmơng chỉ 1 tháng sau khi sinh con đã để con ở nhà đi làm nương; bà mẹ này còn cho biết trong lần sinh trước chỉ sau khi sinh 3 tuần đã địu cả con lên nương rồi thả