Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 96 - 98)

Dân tộc

Suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi

Rất còi Còi n % n % Thái 15 4,5 73 22,4 Hmông 96 29,6 133 40,8 Dao 22 7,1 96 31,0

Theo WHO, mức độ cịi được chia ra: thấp (< 20%), trung bình (20-29%), cao (30-39%) và rất cao (≥40%) [118]. Nếu theo phân loại này, tỷ lệ còi của trẻ em người Thái ở mức trung bình (22,4%), tỷ lệ còi trẻ em người Dao ở mức cao (31,0%) và tỷ lệ còi của trẻ em người Hmông ở mức rất cao (40,8%). Tỷ lệ trẻ người Hmơng ở tình trạng rất cịi là 29,6% cao hơn so với 4,5% và 7,1% ở trẻ người Thái và người Dao (các khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với điều tra của WHO về tỷ lệ còi ở các quốc gia đang phát triển; điều tra này cho biết tỷ lệ còi ở mức rất cao xuất hiện ở nhiều quốc gia trong khu vực Châu Phi cận Sahara, Trung Nam Châu Á và Đông Nam Á [118].

Nếu so sánh với tỷ lệ trẻ trên 5 tuổi bị cịi trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Học ở trẻ em người Dao Bắc Thái (61,4%) thì tỷ lệ trẻ em người Dao bị cịi trong nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn. Ngun nhân có thể là do khác biệt trong tiêu

chuẩn đánh giá tình trạng SDD giữa hai nghiên cứu, bởi chúng tôi áp dụng bộ chuẩn đánh giá SDD năm 2007 của WHO, cịn Nguyễn Đình Học sử dụng bộ chuẩn cũ của WHO với quần thể tham chiếu của Trung tâm thống kê Y học Mỹ (NCHS). Lưu ý rằng quần thể tham chiếu sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Học hiện nay được khuyến nghị không sử dụng nữa bởi những hạn chế của nó trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ ở nhiều nước trên thế giới [150] và trong đó có cả Việt Nam [90].

SDD chiều cao là loại SDD mãn tính, để lại khá nhiều hậu quả lâu dài về thể chất. Khi trẻ trưởng thành dễ mắc phải các bệnh như thừa cân, béo phì, đái tháo đường và một số bệnh truyền nhiễm khác. SDD chiều cao cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Giảm SDD chiều cao sẽ trực tiếp cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ, cải thiện giống nịi người Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay, đối với nhóm trẻ trước tuổi học, bên cạnh biểu đồ tăng trưởng cân nặng theo tuổi, chúng ta đang áp dụng thí điểm biểu đồ tăng trưởng chiều cao theo tuổi theo chuẩn của WHO; tuy nhiên đối với nhóm trẻ ở tuổi đến trường phổ thơng thì vấn đề này cịn bỏ ngỏ, chúng ta chưa có một cơng cụ hữu hiệu nào có thể đánh giá và theo dõi được tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nhóm này.

Theo giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có khác biệt về tỷ lệ cịi giữa các bé gái và bé trai thuộc 3 dân tộc. Với trẻ 8-10 tuổi người Thái, tỷ lệ các bé gái bị còi là 21% không nhiều so với 23,5% các bé trai bị còi; các bé gái người Hmơng và người Dao bị cịi lần lượt là 28,5% và 27,4% so với 17,6% và 27,4% ở các bé trai cùng dân tộc (các khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê, p > 0,05).

Tìm hiểu tình trạng SDD cân nặng theo tuổi của trẻ 8-10 tuổi, chúng tôi thu được kết quả: tỷ lệ trẻ em 8-10 tuổi người Thái, Hmông và Dao bị nhẹ cân lần lượt là 26,9%, 48,2% và 26,2%. Nói cách khác, ở các trẻ em 8-10 tuổi người Thái và Dao, cứ 10 trẻ thì có khoảng 2 trẻ bị nhẹ cân; cịn ở trẻ 8-10 tuổi người Hmơng, cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị nhẹ cân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 96 - 98)