Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 100 - 101)

Thời điểm cai sữa

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n % Dưới 1 năm 160 34,6 148 48,4 314 64,3 1 năm trở lên 302 65,4 158 51,6 174 35,7

Tổng 462 100,00 306 100,00 488 100,00

Có 34,6% bà mẹ người Thái đang nuôi con dưới 5 tuổi được khảo sát cho biết cai sữa cho trẻ ở thời điểm dưới một năm là hợp lý (tỷ lệ này ở người Hmông và người Dao là 48,4% và 64,3%). Cai sữa sớm cho trẻ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ khơng cịn cơ hội hấp thu những chất dinh dưỡng có lợi từ sữa mẹ, điều này kết hợp với điều kiện kinh tế cịn khó khăn của gia đình sẽ gây ra những tác động xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ. Một nghiên cứu khác cho biết chỉ 17% trẻ em sơ sinh ở Việt Nam được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và 23% được bú mẹ cho đến khi được 20 đến 23 tháng tuổi [5].

Nguyên nhân của hiểu biết về cai sữa không đúng thời điểm một phần do tập quán và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình được khảo sát cịn thấp cho nên trước và sau khi sinh bà mẹ vẫn phải dành nhiều thời gian hơn vào công việc làm nương để đảm bảo đời sống cho gia đình.

Việc bà mẹ tham gia lao động quá sớm có ảnh hưởng khơng tốt đến sự phát triển về mặt thể chất cũng như tâm lý trong những giai đoạn về sau của trẻ. Bởi vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ cho nên tinh thần và chế độ lao động, nghỉ ngơi của người mẹ phải được đảm bảo. Mặt khác khi tham gia lao động sớm thì người mẹ sẽ khơng có nhiều thời gian ở bên con, trẻ sẽ ít được sự quan tâm chăm sóc của mẹ.

Tuy sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ, nhưng để cho trẻ phát triển tốt và tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển sau này, cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam) các loại thức ăn khác (sữa bò, sữa đậu nành, bột, cháo, cơm, rau, hoa quả) một cách hợp lý. Ăn bổ sung có vai trị rất quan trọng với trẻ, nếu chế độ này

được thực hiện khơng đúng sẽ có tác động xấu đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi [94].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 100 - 101)