Liên quan giữa SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi với một số yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 118 - 120)

Dân tộc Các yếu tố SDD chiều cao/tuổi thường Bình OR p

Thái Thiếu ăn 56 105 1,32<OR<3,84 2,25 0,001 Đủ ăn 32 135

Hmông Thiếu ăn 166 57 1,85

1,09<OR<3,13 0,015 Đủ ăn 63 40

Dao Thiếu ăn Đủ ăn 77 41 100 91 1,25<OR<3,41 2,06 0,003 Thái Từ 3 con trở lên 60 122 1,20<OR<3,59 2,07 0,005

Dưới 3 con 28 118

Hmông Từ 3 con trở lên 140 38 2,44

1,46<OR<4,09 0,000 Dưới 3 con 89 59

Dao Từ 3 con trở lên Dưới 3 con 82 36 105 86 1,12<OR<3,12 1,87 0,011 Thái Nhà ẩm thấp, chật 44 75 1,30<OR<3,74 2,20 0,002

Nhà thoáng, sạch 44 165

Hmông Nhà ẩm thấp, chật Nhà thoáng, sạch 135 94 42 55 1,13<OR<3,13 1,88 0,01 Dao Nhà ẩm thấp, chật 66 75 1,20<OR<3,21 1,96 0,004

Nhà thống, sạch 52 116

Thái Khơng rửa tay 59 119 1,20<OR<3,57 2,07 0,005 Có rửa tay 29 121

Hmơng Khơng rửa tay Có rửa tay 150 79 47 50 1,21<OR<3,37 2,02 0,004 Dao Không rửa tay 83 100 1,29<OR<3,62 2,16 0,002

Có rửa tay 35 91

Thái Khơng đủ 3 bữa 61 117 2,38<OR<4,13 2,38 0,000 Từ 3 bữa trở lên 27 123

Hmông Không đủ 3 bữa Từ 3 bữa trở lên 167 62 22 75 5,08<OR<16,70 9,18 0,000 Dao Không đủ 3 bữa 85 59 3,37<OR<9,88 5,76 0,000

Từ 3 bữa trở lên 33 132

Bảng 3.55 cho thấy nếu một trẻ 8-10 tuổi người Thái ở trong gia đình thiếu ăn thì trẻ đó có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 2,25 lần trẻ ở gia đình đủ ăn (OR = 2,25; 1,32<OR<3,84; p<0,001). Tương tự vậy, tình trạng kinh tế của gia đình

cũng có liên hệ với tình trạng SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Hmông với OR = 1,85 và người Dao với OR = 2,06, nghĩa là nếu trẻ 8-10 tuổi người Hmơng hoặc Dao sống trong gia đình thiếu ăn sẽ có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 1,85 hoặc 2,06 lần những trẻ cùng dân tộc sống trong gia đình đủ ăn.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số con trong gia đình cũng liên quan đến SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi. Trẻ sống trong các gia đình có từ 3 con trở lên có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi nhiều hơn những gia đình có 2 hoặc 1 con, nguy cơ này đối với những trẻ người Thái là 2,07; người Hmông là 2,44 và người Dao là 1,87. Rõ ràng một gia đình đơng con thì thời gian và nguồn lực của bố mẹ phải san sẻ ra nhiều hơn cho các con của mình, vì vậy trẻ trong gia đình đơng con sẽ ít được quan tâm hơn. Qua thảo luận với các cán bộ hội phụ nữ ở các xã thuộc địa bàn nghiên cứu, chúng tơi biết đồng bào nơi đây vẫn cịn đẻ nhiều con, cá biệt có gia đình sinh tới 9 con, do đó việc ni dưỡng chăm sóc trẻ sẽ kém đi và là nguyên nhân gây SDD.

Trẻ sống trong những gia đình có nhà ẩm thấp, chật chội sẽ có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao hơn so với những trẻ sống trong gia đình thống mát, sạch sẽ. Nếu một trẻ 8-10 tuổi người Thái sống trong một gia đình ẩm thấp, chật chội thì nguy cơ trẻ đó bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 2,2 lần những trẻ sống ở gia đình thống mát sạch sẽ. Kết quả về mối liên hệ giữa điều kiện vệ sinh môi trường ở nhà với SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Hmông và Dao cũng tương tự với OR = 1,88 ở người Hmông và OR = 1,96 ở người Dao.

Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng cịi với thói quen rửa tay và số bữa ăn trong ngày của trẻ, chúng tôi thấy hai biến này đều có liên hệ với SDD chiều cao/tuổi của trẻ được khảo sát. Chẳng hạn nếu một trẻ người Hmơng khơng có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì trẻ đó có nguy cơ mắc SDD chiều cao/tuổi cao gấp 2,02 lần những trẻ có thói quen này; những trẻ người Hmơng ăn khơng đủ 3 bữa/ngày sẽ có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 9,18 lần những trẻ ăn từ 3 bữa trở lên trong một ngày.

Tiếp tục tiến hành các phân tích đơn biến để tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng SDD cân nặng/tuổi và SDD BMI/tuổi (thể còm) của trẻ 8-10 trong nghiên cứu với các yếu tố, chúng tôi thu được các kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 118 - 120)