Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 101 - 102)

Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n % Dưới 4 tháng 52 11,2 117 38,3 174 35,6 Từ 4 tháng trở lên 410 88,8 189 61,7 314 64,4

Tổng 462 100,0 306 100,0 488 100,0

Tỷ lệ các bà mẹ người Hmông và người Dao được khảo sát có hiểu biết đúng đắn về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu (cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm từ 4 tháng tuổi trở lên) là 61,7% và 64,5%, thấp hơn so với 88,8% ở các bà mẹ người Thái (p < 0,05). Vẫn còn tồn tại hiện tượng cho trẻ ăn bổ sung sớm: 11,2% số bà mẹ người Thái, 38,3% bà mẹ người Hmông và 35,6% bà mẹ người Dao trả lời là nên cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm dưới 4 tháng tuổi (p<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự tiến hành ở tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu này cho biết thời điểm cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ là rất sớm (0,65-2,1 tháng) [57].

Qua điền dã thực tế chúng tôi được biết: đồng bào nơi đây quan niệm cho trẻ ăn bổ sung sớm để trẻ nhanh cứng cáp và thích nghi với bữa ăn của người lớn; một số bà mẹ người Dao đang nuôi con dưới 5 tuổi cho rằng cần cho con ăn sớm vì sữa mẹ khơng đủ chất dinh dưỡng để ni trẻ. Do tập qn sản xuất, có bà mẹ người Hmông chỉ 1 tháng sau khi sinh con đã để con ở nhà đi làm nương; bà mẹ này còn cho biết trong lần sinh trước chỉ sau khi sinh 3 tuần đã địu cả con lên nương rồi thả con ở nhà lán, cịn mình thì tranh thủ làm nương, lúc nghỉ giải lao mới cho con bú. Có trẻ đã phải ăn cơm “nhá” ngay từ rất sớm do mẹ phải lên nương, khơng có thời gian cho con bú. Thời điểm trước 4 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể tiết ra các enzym để tiêu hóa tinh bột từ cơm “nhá” được, cho nên đứa trẻ có thể sẽ bị SDD ngay từ khi cịn nhỏ.

Tìm hiểu về loại thức ăn bổ sung, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết về “tơ màu bát bột” (cho con ăn bổ sung đủ chất như tinh bột, muối, dầu ăn/mỡ, rau xanh, hoa quả) chiếm 66,4% ở bà mẹ người Thái được phỏng vấn, con số này ở các bà mẹ người Hmơng và người Dao thì thấp hơn có ý nghĩa thống kê (32,7% ở người Hmơng và 40,4% ở người Dao). Kết quả được trình bày trong bảng 3.43.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 101 - 102)