Dân tộc
Suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi
Rất còi Còi
n % n % Thái 17 3,7 159 34,4 Hmông 29 9,5 117 38,1 Dao 38 7,7 175 35,9
Dựa vào tỷ lệ trẻ bị còi trong quần thể, có các mức độ cịi: thấp (< 20%), trung bình (20-29%), cao (30-39%) và rất cao (≥40%) [118]. Nếu theo cách phân chia này thì quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmơng, Dao có tỷ lệ cịi ở mức cao (34,4%, 38,1% và 35,9%). Tỷ lệ còi ở mức cao phản ánh những thiếu hụt về dinh dưỡng dài hạn trong quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao. Những thiếu hụt về dinh dưỡng này còn trầm trọng hơn nữa với việc có 3,7% số trẻ người Thái, 9,5% và 7,7% số trẻ người Hmơng và người Dao ở tình trạng rất cịi. Theo mơ hình Chu trình Dinh dưỡng – Vịng đời do Ủy ban Thường trực về Dinh dưỡng của Liên Hiệp Quốc đưa ra thì trẻ thấp cịi sau này sẽ trở thành người trưởng thành với chiều cao thấp (bé gái bị còi lớn lên trở thành người phụ nữ còi và khi đẻ con thì nguy cơ con bị cịi cao hơn) [138].
Theo WHO, SDD thể cịi khơng những phản ánh tình trạng dinh dưỡng và y tế của trẻ nghèo nàn mà cịn phản ánh tình trạng dinh dưỡng của tồn bộ quần thể [77]. Nếu xét chung cả tỷ lệ cịi và rất cịi thì có 38,1%, 47,6% và 43,6% số trẻ người Thái, Hmông và Dao bị SDD chiều cao/tuổi. So sánh với số liệu của Viện Dinh dưỡng (năm 2007 tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi chung của trẻ dưới 5 tuổi ở Yên Bái là 37%, cả nước là 33,9% [93]) thì cả ba quần thể trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu của chúng tơi đều có tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh. Điều này cho thấy cả 3 quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmơng và Dao trong nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng kém hơn so với mặt bằng chung của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.
Một nghiên cứu của Mercedes de Onis và cộng sự cho thấy mặc dù tỷ lệ trẻ bị còi đang giảm ở hầu hết các quốc gia đang phát triển nhưng ở một vài quốc gia thuộc nhóm này, tỷ lệ cịi vẫn đang tăng [120].
Tìm hiểu về phân bố của tình trạng cịi theo nhóm tuổi, kết quả cho thấy tỷ lệ cịi cao nhất ở nhóm trẻ 12-23 tháng tuổi, sau đó giảm ở nhóm 34-35 tháng tuổi và duy trì ở các nhóm tiếp theo. Số liệu được trình bày trong bảng 3.31.