Hiểu biết của bà mẹ về loại thức ăn bổ sung cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 102 - 103)

Loại thức ăn bổ sung

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n % Bột 29 6,3 71 23,2 44 9,0 Bột và muối 126 27,3 135 44,1 247 50,6 Bột, muối, dầu ăn/mỡ, rau xanh và hoa quả 307 66,4 100 32,7 197 40,4

Tổng 462 100,0 306 100,0 488 100,0

Bảng 3.43 cho thấy vẫn cịn 6,3%, 23,2% và 9% bà mẹ người Thái, Hmơng và Dao cho biết là thức ăn bổ sung cho trẻ chỉ toàn bột; 27,3%, 44,1% và 50,6% bà mẹ người Thái, Hmông và Dao cho trẻ ăn bổ sung chỉ với bột và muối. Nguyên nhân của điều này một phần có thể là do tập quán, phần khác là do điều kiện kinh tế của hộ gia đình cịn kém nên thức ăn bổ sung của trẻ chỉ có bột hoặc bột cho thêm một chút muối.

Với câu hỏi: “Chị có rửa tay trước khi cho cháu ăn hoặc chế biến thức ăn cho cháu không?”, chúng tôi thu được kết quả 100% các bà mẹ được khảo sát không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có thể bị mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy hoặc nhiễm giun sán. Qua phỏng vấn chúng tơi biết đó là quan niệm và thói quen của người dân ở đây, cho dù nước không hề thiếu, nhưng họ cho rằng việc rửa tay là không cần thiết.

Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và phòng SDD cần cho trẻ ǎn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ǎn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng. Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ǎn vì khơng cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tránh cho trẻ bị tiêu chảy ǎn các thức ǎn có nhiều đường, nước ngọt có ga

vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ǎn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thơ, tinh bột ngun hạt như ngơ, đỗ, gây khó tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc thái, hmông, dao ở tỉnh yên bái và các yếu tố liên quan (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)