Số con hiện có trong gia đình
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n %
1 con 56 17,1 42 12,9 51 16,5 2 con 90 27,4 106 32,5 71 23,0 Từ 3 con trở lên 182 55,5 178 54,6 187 60,5
Tổng 328 100,0 326 100,0 309 100,0
Kết quả cho thấy có 44,5% số trẻ 8-10 tuổi người Thái sống trong gia đình có dưới 3 con, con số này ở trẻ người Hmông và người Dao cùng độ tuổi lần lượt là 45,4% và 39,5%. Ở nhóm trẻ 8-10 tuổi trong nghiên cứu, có tới 55,5% số trẻ người
Thái, 54,6% số trẻ người Hmông và 60,5% số trẻ người Dao sống trong các gia đình có từ 3 con trở lên.
Kết quả phỏng vấn cho thấy: người Hmông quan niệm nhất thiết mỗi gia đình phải có được ít nhất một người con trai, bởi con trai là trụ cột trong gia đình, quán xuyến, lo lắng mọi công việc từ sản xuất, tổ chức đời sống đến các công việc đối nội, đối ngoại, v.v. Từ quan niệm “Đàn bà làm chủ nhà thì nghèo, gà mái gáy thì gở” nên bất kỳ người đàn bà nào cũng phải dựa vào hình bóng của người đàn ơng và nếu chồng chẳng may chết sớm thì phải trơng cậy vào con trai. Do vậy khi sinh ra con gái, người Hmông thường than thở “Đẻ con gái như gáo nước đổ đi rồi khơng lấy lại được” cũng vì rằng “Con gái chỉ giúp nhà một thời, con trai mới giúp nhà cả đời”. Do đó nếu như đã có con gái rồi thì lo dạy dỗ con gái giỏi việc thêu thùa, bếp núc, làm nương và muốn con gái sớm đi lấy chồng. Một cán bộ trạm y tế xã Chế Cu Nha cho biết: “Hiện nay đã có nhiều thay đổi trong phong tục tập quán
của người Hmông nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn cịn. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp của việc sinh nhiều con và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc đứa trẻ trong gia đình”.
Trẻ sống trong những ngôi nhà ẩm thấp chật chội thường có nguy cơ mắc bệnh cịi xương bởi mơi trường như vậy ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi - một nguyên tố cần cho sự phát triển của hệ xương và hoạt động hệ cơ. Thế mà có tới 54,3% số trẻ người Hmông sống trong những ngôi nhà ẩm thấp chật chội. Số liệu được trình bày trong bảng 3.49.