THẤU HIỂU RỒI ĐƯỢC HIỂU

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG SỐNG KHỐI 4 CẢ NĂM (Trang 133 - 138)

TỔNG QUAN BÀI HỌC: Học sinh biết cách lắng nghe và thấu hiểu về những người xung

quanh.Từ đó biết tôn trọng mọi người hơn.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

Câu hỏi khái quát - Lắng nghe và thấu hiểu như thế nào?

Các câu hỏi bài học

• Lắng nghe và thấu hiểu là gì?

• Ý nghĩa của việc lắng nghe và thấu hiểu? • Cách lắng nghe hiệu quả?

TT Tên mục hoạt động Giáo viên Học sinh

1 Khởi động 1. Trò chơi “Truyền tin”

- Cách chơi: Giáo viên chia các dãy thành các đội khác nhau, các đội đứng thành hàng dọc.

- HS tham gia khởi động cùng GV

+ Giáo viên cho người đầu hàng 1 mẩu tin ngắn, nhiệm vụ người đầu hàng là nói thầm (nhỏ) thơng tin đó cho người phía sau, thơng tin lần lượt được truyền tới người cuối hàng.

+ Đội nào truyền tin nhanh nhất và đọc thơng tin chính xác thì chiến thắng. * Gợi ý:

- Ông Bụt ở chùa Bùi cầm bùa đuổi chuột.

- Anh Hạnh ăn hành hăng. - Con Lươn nó luồn qua lườn. 2. Mình cùng chơi trị chơi nào.

2 Ơn bài cũ - Cách tiến hành:

+ Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học trước.

+ Ơn bài theo cặp đơi: Mỗi bạn trao đổi, thảo luận và ôn bài với người bạn cùng bàn.

- Bài học: Kỹ năng xây dựng mục tiêu và lên kế hoạch

- Các nội dung:

+ Mục tiêu là gì và tầm quan trọng của mục tiêu

+ Kỹ năng xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch.

Tên bài học:Cố gắng hết khả năng

+Để đi đến thành công chúng ta cần phải huy động sự cố gắng, nỗ lực của bản thân

+Khi mình tin vào khả năng của bản thân thì mình sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách và khả năng thành công rất cao. Nhưng khi bạn không tự tin vào bản thân bạn chắc chắn sẽ thất bại.

+Mình có thể làm được hơn những gì mình nghĩ rất nhiều hãy tin tưởng vào bản thân mình

HS ơn lại bài học cũ cùng với bạn.

3 Giới thiệu bài mới: Tên bài học: Thấu hiểu rồi được hiểu Các nội dung:

- Câu chuyện” Thấu hiểu rồi được hiểu”. - Em hiểu về thấu hiểu rồi được hiểu. - Thấu hiểu rồi được hiểu trong cuộc

- HS đọc to tên bài học

sống. 4 Câu chuyện GV. VIDEO “Kỹ năng tự nhận thức ” Mở Video - HS theo dõi video 5 Trắc nghiệm câu chuyện GV.

Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs

- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm bài học GV đưa ra

6 Nội dung 1 Em hiểu về thấu hiểu rồi được hiểu

như thế nào?

* Giáo viên đưa ra các câu hỏi:

- Có bao giờ bạn bị bố mẹ, thầy cơ nhắc nhở, mắng, phạt?

- Có bao giờ bạn cãi nhau với bạn bè? - Có bao giờ bạn cảm thấy tức giận và ghét thầy cơ, bố mẹ vì bị la mắng? Khi đó bạn cảm thấy thế nào?

* Hoạt động: Quả cam - Tiến hành:

- Giáo viên chuẩn bị 1 quả cam.

- Giáo viên mời học sinh thuyết phục làm sao để mình đưa học sinh quả cam 1 cách hài lòng nhất.

+ Nhiệm vụ của giáo viên là cần có vỏ quả cam (để làm mứt), khơng cần múi cam. Học sinh cần thuyết phục làm sao để giáo viên đưa quả cam cho học sinh mà vẫn lấy được vỏ cam.

+ Khơng gợi ý cho học sinh là mình cần vỏ cam. Học sinh nào thuyết phục được thì giáo viên tặng quả cam.

- Gợi ý:

+ Học sinh có thể hỏi – thầy/cơ dùng quả cam làm gì ạ? (giáo viên trả lời lấy vỏ cam để làm mứt…)

+ Học sinh: Vậy thầy/cơ có thể đưa cho em, em sẽ bóc quả cam ra giúp thầy cô và gửi lại vỏ quả cam ạ.

* Con rút ra được bài học gì từ hoạt động “Quả cam này”

- Gợi ý: Khi ta muốn phán xét, hành động một điều gì đó đến một người khác thì cần biết đứng vào vị trí của họ. Hãy thấu hiểu họ trước khi chúng ta hành động.

- Trả lời câu hỏi GV đưa ra. - Đưa ra bài học chung

- Cần biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, để tránh hiểu lầm nhau và ta sống vui vẻ với mọi người.

Giáo viên tổng hợp câu trả lời của học sinh và đưa ra bài học: Khi ta muốn

phán xét, hành động một điều gì đến một người khác thì cần biết đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu.

7 Thực hành 1 Hoạt động: Người yếu thế

* Tiến hành: Giáo viên cho học sinh trải nghiệm hoạt động.

- Hóa thân thành người bị khuyết tật tay (Trói tay) và thử thách đi lấy cốc rồi uống nước?

- Hóa thân thành người bị khuyết tật mắt (bịt mắt) và thử thách viết chữ…

- Hóa thân thành người câm (băng dính bịt miệng) và thử thách là hát…

- Hóa thân thành người bị điếc (đeo tai nghe nhạc to) và thử thách là lắng nghe…

*Bài học: Để hiểu được người khác như thế nào, chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu rõ nguyên nhân, hành động và cảm giác của họ. - Hs thực hành cùng GV và các bạn - Trình bày quan điểm của mình

8 Nội dung 2 1. Thấu hiểu rồi được hiểu trong cuộc

sống

* Câu hỏi:

- Chuyện gì xảy ra với hai cậu bé?

- Người ơng đã làm gì để giúp hai bạn nhỏ?

- Bài học gì con học được từ câu chuyện vừa rồi?

- Bài học: Khi đối mặt hay xử lý một vấn đề với người khác thì chúng ta cần phải biết đặt mình vào vị trí của người khác.

* Mình cùng thấu hiểu bố mẹ, thầy cô. - Theo như ban đầu, các em đều có những lúc cảm thấy chán ghét, bức xúc với bố mẹ, thầy cơ khi mình bị la mắng, phạt. Nhưng câu hỏi mà chúng ta cần trả lời và chúng ta cần suy nghĩ lại là:

- HS lắng nghe câu chuyện - Phân tích câu chuyện đưa ra

- Bố mẹ, thầy cô mắng, phạt em là do lỗi em gây ra hay do bố mẹ vô cớ?

- Thầy cô phải dừng bài giảng trong tiết học để nhắc nhở học sinh, vậy ai sẽ là người bị thiệt?

- Bố mẹ, thầy cô nhắc nhở, mắng, phạt học sinh là muốn tốt cho ai?

- Vậy, em có ốn trách, bực tức khi bị bố mẹ, thầy cơ nhắc nhở?

- Các em có hứa là sẽ chăm ngoan và không để bố mẹ, thầy cơ phải buồn lịng nữa?

2. Bài học chung: Để hiểu được người

khác cũng như để người khác hiểu mình, chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu rõ nguyên nhân, hành động và cảm giác của họ.

9 Thực hành 2 Hoạt động: Thảo luận theo chủ đề

Tiến hành:

- Giáo viên chia nhóm ( 6 -8 học sinh), thảo luận và trình bày.

- Hãy nói những điều em biết về nỗi vất vả những người làm thầy cô?

- Hãy nói những điều em biết về nỗi vất vả của người làm cha mẹ?

- Em mong muốn thầy cô, bố mẹ thấu

hiểu điều gì?

(Giáo viên gọi đại diện các nhóm học sinh lên trình bày.)

- HS thực hành tham gia hoạt động.

10 Nội dung 3 0 0

11 Thực hành 3 0 0

12 Trắc nghiệm bài học GV

Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh

Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm bài học

13 Kết luận chung

Thơng điệp chính: Để hiểu được người khác cũng như để người khác hiểu mình, chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu rõ nguyên nhân, hành động và cảm giác của họ.

HS nhắc lại nội dung GV kết luận

14 Ứng dụng thực tế - Chia sẻ bài học với người thân trong

- Hỏi bố mẹ, thầy cô về những mong muốn với mình.

- Chia sẻ những mong muốn của em để bố mẹ hiểu.

- Viết lá thư gửi bố mẹ hoặc thầy cơ. Trong thư nói rõ các suy nghĩ của mình đối với cha mẹ hoặc thầy cô.

cuộc sống

15 Tổng kết - Giáo viên tóm lược nội dung buổi học.

- Cùng học sinh ôn tập về những điều mà các em thu nhận được trong buổi học.

- Cho học sinh đọc to tên bài học. - Bài học: Thấu hiểu rồi được hiểu + Em hiểu về thấu hiểu rồi được hiểu. + Thấu hiểu rồi được hiểu trong cuộc sống.

- Bài học chung: Để hiểu được người khác cũng như để người khác hiểu mình, chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu rõ nguyên nhân, hành động và cảm giác của họ. HS đọc to tên bài học - Tóm lược nội dung kiến thức cần ghi nhớ

KHỐI 4–BÀI 29: ƯU TIÊN VIỆC QUAN TRỌNGMục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG SỐNG KHỐI 4 CẢ NĂM (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w