ƯU TIÊN VIỆC QUAN TRỌNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG SỐNG KHỐI 4 CẢ NĂM (Trang 138 - 145)

Học sinh biết sắp xếp thời gian làm việc, học tập và lựa chọn công việc phù hợp vào thời gian biểu. Ưu tiên thực hiện việc quan trọng trước.

TT TIÊU ĐỀ

HOẠT ĐỘNG

GIÁO VIÊN HỌC SINH

1 Khởi động GV:

1. Khởi động:

*Trị chơi “Sói ơi mấy giờ rồi” Cách chơi:

GV mời một bạn đóng vai trị là Sói và đứng úp mặt vào bảng.

Các bạn khác sẽ đứng ở đầu đối diện với Sói, khu vực cuối lớp.

Khi Sói đã úp mặt vào bảng, quay lưng về phía các bạn thì các bạn sẽ đồng thanh hơ to:”Sói ơi mấy giờ rồi”

Sói sẽ trả lời tùy theo ý thích, có thể là 3, 4 , 5, 6, 7 giờ…

Khi Sói trả lời 6 giờ thì các con sẽ nhảy về phía

HS:

1. Khởi động: *Trị chơi “Sói ơi mấy giờ rồi”

Sói 6 bước, số giờ sẽ tương ứng với số bước. Cứ như vậy đến khi các con tiến lại gần Sói thì Sói sẽ nói:”Đến giờ ăn thịt rồi” thì bạn đứng lại và chuẩn bị tư thế sẵn sàng chạy bởi vì lúc này Sói sẽ quay người lại đuổi theo và bắt các bạn. Ai bị Sói bắt thì sẽ là người thua cuộc và bị phạt, hình phạt vui vẻ (tự chọn).

2. GV

Mình cùng chơi trị chơi nào! 2.Mình cùng chơi trị chơi nào!

2 Ơn bài cũ GV

Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học trước

“THẤU HIỂU RỒI ĐƯỢC HIỂU”

Ơn bài theo cặp đơi: Mỗi bạn trao đổi, thảo luận và ôn bài với người bạn cùng bàn. GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời. Phân tích:

- Tên bài học cũ là gì?

- Cõ những nộ dung nào cần nhớ?

- Ứng dung được gì vào trong cuộc sống? Kết luận:

- Tên bài học: THẤU HIỂU RỒI ĐƯỢC

HIỂU

- Câu chuyện” Thấu hiểu rồi được hiểu” - Em hiểu về thấu hiểu rồi được hiểu. - Thấu hiểu rồi được hiểu trong cuộc sống. Thông điệp bài học: Để hiểu được người khác cũng như để người khác hiểu mình, chúng ta cần biết đặt mình vào vụ trí của người đối diện để có thể hiểu và cảm thơng, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau.

HS

1. Ôn tập bài cũ: 2. Ôn bài theo cặp

THẤU HIỂU RỒI ĐƯỢC HIỂU

- Câu chuyện” Thấu hiểu rồi được hiểu”

- Em hiểu về thấu hiểu rồi được hiểu.

- Thấu hiểu rồi được hiểu trong cuộc sống.

3 Giới thiệu bài

mới: ƯU TIÊN VIỆC QUAN TRỌNG- Câu chuyện “Ưu tiên việc quan trọng” - Ý nghĩa của việc ưu tiên việc quan trọng - Kỹ năng ưu tiên việc quan trọng.

Hs đọc to tên bài

4 Câu chuyện VIDEO “Ưu tiên việc quan trọng”

Mở Video Hs theo dõi câu chuyện

5 Trắc nghiệm câu

chuyện

6 Nội dung 1 - Giáo viên chia nhóm học sinh hoặc chia theo bàn.

- Đưa ra các hoạt động, yêu cầu học sinh tham gia thảo luận nhiệt tình để đưa ra ý kiến của nhóm, cá nhân mình.

- Giáo viên đưa ra kết luận của nội dung. Hoạt động: Nhìn tranh miêu tả và trả lời câu hỏi

- Quan sát ảnh và miêu tả hình ảnh sau: 1. Hỉnh ảnh chơi game trong quán net,

2.Hình ảnh HS hăng hái giơ tay phát biểu trong lớp

3.Bài kiểm tra điểm 10 4. Bài kiểm tra điểm 1 5. Học sinh ngủ trong lớp

6.Hai bạn học sinh nói chuyện trong giờ

7. Một bạn học sinh đang làm việc riêng trong giờ.

- Phân tích:

+ Theo em, những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập các bạn sẽ phù hợp với những bức ảnh nào?

+ Những bạn học sinh học kém sẽ ứng với những bức tranh nào?

- Kết luận: Học sinh học giỏi, đạt thành tích cao sẽ ứng với bức tranh số 2, 3. Học sinh học kém ứng với tranh số: 1, 4, 5, 6, 7.

* Hoạt động: Hỏi đáp

- Theo em, những bạn học sinh giỏi, những người thành cơng họ có thích chơi điện tử? Thích ngủ nướng? (Ai cũng có nhu cầu về hưởng thụ,…nhưng để đạt được điều người khác muốn thì họ phải biết tuân thủ quy tắc và kỷ luật với bản thân)

- Theo các em một ngày của bác sĩ, cô giáo, kĩ sư, học sinh... sẽ có bao nhiêu thời gian? (Mỗi người dù giàu hay nghèo thì mỗi ngày chỉ có 24h)

- Tại sao, mọi người đều có thời gian là 24 giờ cho mỗi ngày, nhưng cuộc sống của mỗi người lại khác nhau? (Do cách sử dụng thời gian, cách làm việc của mỗi người khác nhau… Người thành công biết dành thời gian ưu tiên cho việc quan trọng làm trước, người không

Quan sát ảnh và miêu tả ảnh

thành công lại dành thời gian vào hưởng thụ trước)

- Nếu chỉ dành thời gian để hưởng thụ, vui chơi, mà không chịu tập trung ưu tiên thời gian cho việc quan trọng làm trước thì điều gì sẽ xảy ra? (Nếu hoạt động vui chơi, hưởng thụ nhiều hơn, thì việc quan trọng: học tập sẽ bị ảnh hưởng xấu, kết quả học tập thấp, tương lại mù mịt và ngược lại)

- Sử dụng thời gian 24h hiệu quả, các cơng việc được hồn thành thì mang lại điều gì cho chúng ta? (Học tập tốt, thực hiện được ước mơ,một tương lai tươi sáng rộng mở, bạn sẽ là niềm vui, sự tự hào của thầy cô và bố mẹ… )

* Kết luận:

- Thời gian được ví là vàng là bạc và thời gian trơi đi thì khơng thể lấy lại được. Một ngày chỉ có 24 giờ dành cho tất cả mọi người. Việc học giỏi, việc giàu nghèo, thành công hay thất bại phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian cho việc quan trọng hay không quan trọng của chúng ta. - Nếu biết sắp xếp cơng việc hợp lí, ưu tiên những việc quan trọng trước thì chúng ta có thể làm thêm được nhiều việc có ích hơn.

7 Thực hành 1 Cách tiến hành:

- Chia sẻ một kỷ niệm về thành quả của việc em tập trung ưu tiên việc quan trọng làm trước. - Và một kỷ niệm do chểnh mảng không ưu tiên việc quan trọnglàm trước dẫn tới bị ảnh hưởng tới việc quan trọng như thế nào?

Kể chuyện

HS thực hành và chia sẻ

8 Nội dung 2 Kỹ năng Ưu tiên việc quan trọng hàng

ngày?

Cách tiến hành:

+ GV cho học sinh xem hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện “ Chiếc bình thời gian” - Đưa ra câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời.

* Hoạt động: "Chiếc bình thời gian"

- Một giáo sư Triết học đứng trước lớp với một số đồ vật trên bàn. Khi giờ học bắt đầu, khơng nói lời nào, ơng nhặt một cái lọ lớn và trống rỗng. Sau đó bắt đầu đổ một ít đá vào trong bình.

Sau đó, ơng hỏi các học sinh liệu chiếc bình như vậy đã đầy hay chưa? Mọi người đều đồng

HS xem video và trả lời câu hỏi

ý là có.

Vì vậy, ngay sau đó giáo sư đã chọn một hộp sỏi và đổ tiếp chúng vào bình. Ơng lắc nhẹ bình, tất nhiên, các viên sỏi lăn vào các khe hở giữa những tảng đá.

Sau đó, ơng hỏi các học sinh một lần nữa nếu bình đã đầy. Họ vẫn đồng ý.

Vị giáo sư cầm lên một hộp cát và đổ vào tiếp theo. Tất nhiên, cát lấp đầy mọi thứ khác. Kế đến ơng hỏi một lần nữa nếu bình đã đầy. Các sinh viên phản ứng rất nhanh và nhất trí "Có". "Bây giờ," giáo sư nói, "Tơi muốn bạn nhận ra rằng chiếc bình này đại diện cho cuộc sống của bạn. Các hòn đá là những điều quan trọng - gia đình của bạn, người yêu thương của bạn, sức khỏe của bạn, con cái bạn. Nếu tất cả mọi thứ khác bị mất và chỉ có họ vẫn cịn ở lại, cuộc sống của bạn vẫn sẽ đầy đủ. Các viên sỏi là những thứ khác mà chúng quan trọng như công việc của bạn, ngôi nhà của bạn, xe của bạn. Cát là tất cả mọi thứ cịn lại. Các cơng cụ nhỏ". "Nếu bạn đặt cát vào bình đầu tiên", ơng tiếp tục, "sẽ khơng có chỗ cho các viên sỏi hoặc đá. Những thứ gắn liền với cuộc sống của bạn". \n Nếu bạn dành tất cả thời gian và năng lượng vào những thứ nhỏ, bạn sẽ khơng bao giờ có chỗ cho những điều quan trọng. Hãy chú ý đến những điều đó vì chúng là hạnh phúc của bạn. Hãy ưu tiên chăm sóc các loại đá đầu tiên - những điều thực sự quan trọng. Phần cịn lại chỉ là cát.

* Phân tích:

- Những viên sỏi trong câu chuyện biểu hiện cho điều gì? (Những việc quan trọng, việc ưu tiên)

- Những hạt cát biểu hiện cho điều gì? (Những việc khơng quan trọng, việc không phải ưu tiên).

* Hoạt động: Xây dựng kế hoạch cho tương lai

- Theo em, những việc nào được coi là việc quan trọng “Viên đá, sỏi ” và việc không quan trọng “Cát” đối với học sinh? (Việc quan trọng với học sinh là việc mang lại sức khỏe tốt và

học tập tốt như học tập, thể dục thể thao, nghỉ ngơi... Việc không quan trọng: Đi chơi, xem phim, chơi điện tử, chat, facebook, ngủ nướng…)

- Kỹ năng Ưu tiên việc quan trọng hàng ngày? (Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến của mình)

2. Kết luận:

- Thói quen “Ưu tiên việc quan trọng” là thói quen rất cần thiết cho mọi người. Thói quen giúp các em làm chủ được những cơng việc của bản thân mình, sắp xếp cơng việc hợp lí và hồn thành cơng việc một cách tốt nhất. - Kỹ năng sắp xếp công việc ưu tiên: 1. Học cách xem đồng hồ: Nhằm hiểu khái niệm và giá trị của thời gian. Khi đã biết cách xem giờ rồi, các em sẽ biết nhận thức được thời gian để cảm thấy rằng mình cũng có thời gian và cần phải phải biết quý trọng nó, khi làm bất cứ việc gì.

2. Xây dựng kế hoạch và liệt kê công việc cụ thể: Sắp xếp công việc vào khuôn khổ và sinh hoạt đúng giờ giấc, kỷ luật, lên kế hoạch cụ thể cho từng ngày, từng tuần và từng tháng. Theo đó, tất cả các giờ giấc như giờ ăn cơm, giờ làm bài tập, giờ xem tivi, giờ đi chơi, đi ngủ… đều phải được lên kế hoạch và thống nhất.

3. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên: Sau khi lên công việc cụ thể, cần sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào nên làm trước, việc nào làm sau. Ví dụ: Hơm nay các em cần phải làm rất nhiều bài tập, nhưng ngày mai lại có tiết kiểm tra mơn văn thì các em nên ưu tiên học môn văn trước, sau đó mới làm bài tập các mơn khác.

4. Chuẩn bị cuốn sổ ghi nhớ: Ghi lại những cơng việc của mình sẽ làm trong từng ngày, từng giờ hay từng tháng. Điều này sẽ giúp các em nhớ và kiểm sốt được cơng việc của mình một cách dễ dàng hơn.

5. Ngồi ra, để sắp xếp cơng việc ưu tiên các em có thể: Trước khi ngủ cần liệt kê công việc của ngày mai; Tránh xa những tác nhân (phim, trò chơi, làm việc riêng, mạng xã hội…) gây

ảnh hưởng tới việc quan trọng.

9 Thực hành 2 Thực hành 2

Hoạt động 1. Hãy liệt kê một ngày hoạt động thường ngày của em và viết ra những việc theo em là quan trọng và không quan trọng.

Hoạt động 2. Lập một bảng kế hoạch cho một ngày làm việc hiêu quả nhất. (Số thứ tự, thời

gian và công việc quan trọng, ghi chú)

Thực hành 2 HS trả lời. 10 Nội dung 3 0 11 Thực hành 3 0 12 Trắc nghiệm bài học

Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời

13 Kết luận chung Kết luận:

- Một ngày chỉ có 24 giờ dành cho tất cả mọi

người. Tập trung hoàn thành việc quan trọng trước rồi mới đến việc ít quan trọng để thời gian trở nên hữu ích nhất.

- Học cách sắp xếp thời gian của mình sao cho hợp lí để đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc học tập.

Thông điệp của bài học:

- Các em hãy biết cách sắp xếp thời gian của sao cho phù hợp với việc học của mình.

- Ở lứa tuổi của các em, việc học là quan trọng nhất, nhưng bên cạnh đó, chúng mình cũng cần phải có những thời gian, vui chơi với gia đình. Nhưng cũng khơng vì q mải chơi mà chểnh mảng trong việc học tập.

- Hãy luôn nhớ rằng “ Việc hôm nay chớ để ngày mai”

14 Ứng dụng - Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra một vài

gợi ý cho học sinh áp dụng kiến thức bài học vào cuộc sống thực tế.

- Liệt kê những công việc em cho là quan trọng và việc không quan trọng vào sổ (nhật ký). Ln ưu tiên hồn thiện việc quan trọng trước. - Sau việc học, em có thể tham gia thể thao, giúp đỡ bố mẹ trong khả năng có thể.

- Trước khi đi ngủ, em hay lên lịch làm việc cho ngày hôm sau.

Học sinh biết cách sắp xếp công việc học tập, vui chơi, sinh hoạt của mình sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả nhất 15 Tổng kết Cách tiến hành: - GV tổng kết lại hệ thống kiến thức HS.

- Yêu cầu học sinh đọc to tên bài. - Dặn dị học sinh ơn bài ở nhà

Tên bài học: ƯU TIÊN VIỆC QUAN TRỌNG

- Câu chuyện “Ưu tiên việc quan trọng” - Ý nghĩa của việc ưu tiên việc quan trọng - Kỹ năng ưu tiên việc quan trọng.

Kết luận:

Tập trung hoàn thành việc quan trọng trước rồi mới đến việc ít quan trọng để thời gian trở nên hữu ích nhất.

Việc quan trọng của lứa tuổi học sinh là học tập tốt.

Thông điệp bài học: Việc hôm nay chớ để

ngày mai.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG SỐNG KHỐI 4 CẢ NĂM (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w