Một cách khác trong việc theo đuổi luồng tiền để xác định nhu cầu tài chính là giả thiết rằng các khoản mục trên bảng cân đối sẽ duy trì một tỷ lệ nhất định trong quan hệ với doanh thu. Sau đĩ chúng ta sẽ chỉ ra sự thay đổi trong doanh thu và xác định nhu cầu tài trợ cĩ liên quan. Đây gọi là phương pháp tỷ lệ so với doanh thu. Chẳng hạn, giả thiết cĩ các dữ liệu về bảng cân đối kế tốn, tỷ lệ phần trăm so với doanh thu và doanh thu 200.000.000đ của cơng ty Việt An thể hiện trong bảng 7.15 như sau
Bảng 7.15.
Bảng cân đối kế tốn và phần trăm so với doanh số của cơng ty Việt An
Tài sản (1000đ) Nợ và vốn chủ sở hữu (1000đ)
Tiền
Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tổng tài sản lưu động Thiết bị 5.000 40.000 25.000 70.000 50.000 Các khoản phải trả Chi phí phải trả Các phiếu nợ Cổ phiếu thường Thu nhập để lại 40.000 10.000 15.000 10.000 45.000
Tổng tài sản 120.000 Tổng nợ và vốn CSH 120.000 Phần trăm so với doanh số (200.000.000đ)
Tiền
Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tổng tài sản lưu động Thiết bị 2,5% 20,0% 12,5% 35,0% 25% 60% Các khoản phải trả Chi phí phải trả 20,0% 5,0% 25%
Từ bảng trên chúng ta thấy: tiền mặt 5.000.000đ thể hiện 2,5% của doanh số 200.000.000đ; các khoản phải thu 40.000.000đ bằng 20% doanh thu v.v… Đối với các phiếu nợ, cổ phiếu thường và thu nhập để lại khơng tính tỷ lệ phần trăm so với doanh số vì chúng được giả thiết khơng duy trì mối quan hệ trực tiếp với quy mơ doanh số. Lưu ý rằng, bất cứ mức tăng nào trong doanh số cũng nhất thiết làm tăng 60% tài sản. Trong 60% này 25% sẽ được tài trợ thơng qua các khoản phải trả và các chi phí phải trả cịn lại 35% được tài trợ bằng lợi nhuận và các nguồn tài trợ bổ sung bên ngồi. Chúng ta giả thiết rằng cơng ty Việt An cĩ khoản thu nhập sau thuế bằng 6% doanh thu và 50% lợi nhuận được dùng để trả lợi tức cổ phiếu.
Nếu doanh số tăng từ 200.000.000đ lên 300.000.000đ, 100.000.000đ tăng thêm trong doanh thu sẽ địi hỏi 35.000.000đ (35%) tài trợ bổ sung. Bởi vì chúng ta sẽ kiếm được 6% trên tổng doanh số 300.000.000đ nên lợi nhuận sẽ là 18.000.000đ. Với 50% chi lợi tức cổ phiếu, 9.000.000đ sẽ được dùng để tài trợ nội bộ. Điều này nghĩa là 26.000.000đ trong số 35.000.000đ sẽ phải được tài trợ từ nguồn bên ngồi. Chúng ta cĩ thể khái quát hố cơng thức xác định nhu cầu tài trợ mới như sau:
A L
(RNF) = (S) - (S) - PS2(1 – D) S S
Trong đĩ:
A/S = Tỷ lệ % tài sản biến đổi với doanh số (60%)
S = Thay đổi trong doanh số (100.000.000đ)
L/S = Tỷ lệ % nợ biến đổi với doanh số (25%) P = Lợi nhuận biên (6%)
S2 = Mức doanh số mới (300.000.000đ) D = Tỷ lệ trả lợi tức cổ phiếu (50%)
Thay các dữ liệu trong ví dụ trên vào cơng thức trên sẽ cĩ:
RNF = 60% (100.000.000) – 25%(100.000.000) – 6%(300.000.000) (1 – 0,5) = 60.000.000 – 25.000.000 – 18.000.000 (0,5) = 26.000.000 đ.
26.000.000đ địi hỏi nguồn tài trợ mới từ bên ngồi này cĩ thể được tài trợ từ ngân hàng hoặc các nguồn phù hợp khác.
Sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh số dễ hơn nhiều so với việc tính tốn thơng qua các luồng tiền khác nhau để thu được báo cáo chuẩn. Tuy nhiên, kết quả thu được lại kém ý nghĩa hơn nhiều và chúng ta khơng cĩ được các dữ liệu chia theo
từng tháng. Phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh số là một cách tiếp cận khái quát, trong khi phương pháp báo cáo chuẩn cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp nào chúng ta sử dụng, các kết quả cũng chỉ cĩ ý nghĩa hay tính hiện thực khi các giả thiết về doanh số và sản xuất là tương đối chính xác.
Tĩm lại
Các dự báo tài chính cho phép các nhà quản trị tài chính dự báo các sự kiện trước khi chúng xảy ra, nhất là nhu cầu về tài trợ từ nguồn bên ngồi. Một điều quan trọng là sự tăng trưởng cĩ thể địi hỏi các nguồn tài trợ bổ sung bởi vì lợi nhuận thường khơng đủ bù đắp mức tăng thuần của các khoản phải thu, tồn kho và các tài sản khác.
Cĩ nhiều phương pháp khác nhau để dự báo nhu cầu vốn và các nguồn tài trợ. Mỗi phương pháp cĩ những hạn chế nhất định của nĩ. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của cơng ty mà các nhà quản trị tài chính cĩ thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho mình.
Chương 8: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG MỘT SỐ BỐI CẢNH ĐẶC BIỆT
Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh đều muốn khơng ngừng mở rộng quy mơ hoạt động, ngày càng nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường khơng chỉ ở thị trường trong nước mà cịn muốn vươn xa hơn ra thị trường quốc tế. Ngồi những hoạt động phát triển doanh nghiệp thơng thường như đầu tư để xây dựng nhà máy mới, các doanh nghiệp cịn cĩ những cách thức khác như mua lại, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, bên cạnh những doanh nghiệp thành đạt, cũng cĩ khơng ít doanh nghiệp lâm vào con đường suy thối và đi đến phá sản. Những bối cảnh đặc biệt này đặt ra cho nhà quản trị tài chính hàng loạt vấn đề cần giải quyết như: đáp ứng nhu cầu khá lớn về ngân quỹ cho phát triển, mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp; quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế, tổ chức lại hoạt động tài chính doanh nghiệp…Ngồi ra, với những doanh nghiệp cĩ hoạt động kinh doanh quốc tế, mơi trường kinh doanh rộng lớn buộc nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần cĩ những nhìn nhận đánh giá một cách tổng quan hơn để cĩ những quyết định quản trị thích hợp. Do đĩ, nội dung của chương 8 sẽ đề cập đến những vấn đề sau:
- Các hình thức và động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mua lại, hợp nhất và/hay sáp nhập.
- Phá sản doanh nghiệp, tổ chức lại hoạt động doanh nghiệp, giải quyết cơng nợ theo thể thức tự nguyện và theo luật phá sản.
- Một số vấn đề cần lưu ý quản trị tài chính quốc tế.