Kiểm định sơ bộ 43!

Một phần của tài liệu Động lực tự trị trong đồng tạo sinh, trải nghiệm dịch vụ và hạnh phúc của khách hàng trên môi trường ảo một nghiên cứu trong ngành công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 56 - 58)

3.6.1.!Kiểm định định tính sơ bộ thang đo

Mục tiêu của việc kiểm định định tính sơ bộ thang đo nhằm điều chỉnh thang đo (Nguyễn, 2013). Phương pháp được áp dụng là phỏng vấn sâu với 8 khách hàng đã từng tham gia các môi trường khách hàng ảo của các doanh nghiệp CNTT. Kết quả đạt được là thang đo sẽ được hiệu chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện và bối

cảnh ở Việt Nam. Phiếu khảo sát khi thực hiện nghiên cứu định tính được trình bày tại Phụ lục 1. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ được trình bày ở Phụ lục 2.

3.6.2.!Kiểm định định lượng sơ bộ thang đo

Kiểm định định lượng sơ bộ thang đo nhằm hoàn thiện những vấn đề chưa rõ, nhận diện các rủi ro, hồn thiện mơ hình nghiên cứu, và bảng câu hỏi khảo sát trước khi đi vào nghiên cứu chính thức.

Phiếu khảo sát thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ được trình bày ở Phụ lục

1. Kiểm định thang đo sơ bộ đã được thực hiện với 59 mẫu. Kết quả được trình bày

ở Phụ lục 4. Bên cạnh đó, các thang đo tham gia nghiên cứu định lượng đã được mã hóa nhằm thuận tiện cho việc xử lý dữ liệu và được trình bày ở Phụ lục 8.

3.6.2.1.!Kiểm định độ tin cậy thang đo

Kiểm định Cronbach’s Alpha là phương thức được sử dụng trong bài nghiên cứu nhằm kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha cao sẽ thể hiện tính đồng nhất của các biến đo lường, cùng đo lường một thuộc tính (Hồng & Chu, 2008).

Trong bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng các tiêu chuẩn sau để kiểm định độ tin cậy của thang đo khi phân tích Cronbach’s Alpha: (1) Cronbach’s Alpha của từng nhóm phải > 0.6, (2) Hệ số tương quan biến – tổng của các biến trong cùng một nhóm phải ≥ 0.3 (Nguyễn, 2013).

3.6.2.2.!Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo (Phân tích nhân tố khám phá - EFA) tích nhân tố khám phá - EFA)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến nhỏ hơn nhưng vẫn có ý nghĩa và chứa đựng các thông tin của tập biến ban đầu (Nguyễn, 2013). Hay nói cách khác, trong q trình phân tích, các biến khơng đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.

Các tiêu chuẩn khi phân tích phân tích nhân tố khám phá – EFA là: (1) Hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) ≥ 0.50, mức ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤ 0.05, (2) Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser criterion): loại bỏ những nhân tố kém quan trọng (eigenvalue ≥ 1.0), (3) Tiêu chuẩn phương sai trích (variance explained criterion):

tổng phương sai trích khơng nhỏ hơn 50%, (4) Hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.5 (Gerbing & Anderson, 1988; Hair và cộng sự, 2006).

Một phần của tài liệu Động lực tự trị trong đồng tạo sinh, trải nghiệm dịch vụ và hạnh phúc của khách hàng trên môi trường ảo một nghiên cứu trong ngành công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)