với thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, thể hiện trong nhiều Văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị trung ương, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII (1998)
“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” và Hội nghị Trung ương 9, khóa XI “Về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Trong đó, Đảng ta xác định mục tiêu giáo dục, định hướng giá trị cho
con người Việt Nam là nhằm đề cao tinh thần u nước, lịng tự hào dân tộc; có đạo đức, có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; bảo vệ môi trường; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội; biết khẳng định và tơn vinh những giá trị tích cực, đấu tranh phê phán với những hành vi tiêu cực; có thế giới quan khoa học, hướng tới chân, thiện, mỹ. Mục tiêu Đảng ta đề ra vừa mang tính tổng quát, vừa mang tính cụ thể, nhằm từng bước hoàn thiện hệ giá trị của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Thực trạng phát triển hệ giá trị con người Việt Nam thời gian qua cho thấy, các giá trị: Yêu nước, tinh thần tự tơn dân tộc; đồn kết; nhân ái; trung
thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo vẫn được phần lớn người dân Việt Nam trân trọng, gìn giữ và phát huy; vẫn được coi là giá trị tiêu biểu, cốt lõi, đặc trưng cho cốt cách, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam. Song bên cạnh đó, mỗi giá trị trong hệ giá trị cũng đang xuất những biểu hiện tiêu cực, thậm chí suy thối ở những mức độ khác nhau, nhất là giá trị đạo đức. Biểu hiện tiêu cực, suy thối đó là do nhiều ngun nhân (cả chủ quan lẫn khách quan). Trong đó, nguyên nhân chủ quan là do: Công tác tuyên truyền, định hướng
giá trị vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cả về nội dung lẫn hình thức; mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục, định hướng giá trị cho người Việt Nam chưa thường xuyên, chặt chẽ; hệ thống luật pháp dù đã được bổ sung, sửa đổi và ban hành, song chưa đủ sức răn đe, cùng với sự quản lý xã hội lỏng lẻo; chưa lường được hết những tác động mặt trái của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường đến con người Việt Nam.
Mâu thuẫn giữa mục tiêu và hiện trạng trên đây phản ánh những mong muốn của Đảng và nhân dân ta, hướng tới xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, những con người vừa mang trong mình giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, con người phát triển tồn diện về đức, trí, thể mỹ, là động lực thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; nó đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết, từ chủ trương, chính sách đến biện pháp tổ chức thực hiện, từ nhận thức nhận thức cho đến hành động của mỗi người. Mâu thuẫn này là hệ quả tác động hai chiều mang tính tất yếu của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường đến con người Việt Nam; là biểu hiện của quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống với hiện đại, giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam. Nó địi hỏi các chủ thể khi tham gia hoạch định đường lối, chính sách phát triển hệ giá trị của con người cần xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, có tác dụng cải tạo hiện thực khách quan. Nói cách khác, phải xuất phát từ thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt
Nam để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người. Kết quả quá trình hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá việc xác định mục tiêu ấy có phù hợp hay khơng.
Trên cơ sở những mục tiêu phát triển văn hóa, con người đã được Đảng ta nêu ra trong các văn kiện, nghị quyết, cần chỉ ra mục tiêu phát triển hệ giá trị của con người ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho từng đối tượng cụ thể trong xã hội, các tầng lớp dân cư. Lựa chọn hệ giá trị định hướng phù hợp, phản ánh cốt cách, bản sắc dân tộc, nhưng vẫn mang hơi thở thời đại, để hiện thực hóa vào trong đời sống xã hội. Giáo dục, định hướng giá trị phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người, trở thành một phong trào có sức hấp dẫn, lơi cuốn và lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.
Một vấn đề nữa đặt ra đó là, q trình triển khai thực hiện cần có lộ trình và bước đi thích hợp, bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhằm phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế; coi trọng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam ở những giai đoạn tiếp theo. Cần đánh giá một cách khách quan và dự báo chính xác những tác động tích cực và tiêu cực của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường đến sự phát triển giá trị của con người Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu, nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những yếu tố phi giá trị, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.