Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loạ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 136 - 138)

thu có chọn lọc giá trị của nhân loại

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay, tiếp tục nắm vững quan điểm biện chứng của

sự phát triển trong việc giải quyết mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống với hiện đại. Trong mối liên hệ đó, cái cũ mất đi, nhường lại cho cái mới ra đời, cái mới hình thành sẽ phủ định cái cũ, song giữa chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, giá trị của kế thừa biện chứng được thể hiện bởi vai trị của nó trong sự ra đời của cái mới. Trong dòng chảy bất tận của thời gian, khơng có cái mới nào ra đời từ hư vơ, khơng có cái quá khứ nào mất đi mà khơng để lại dấu vết của nó trong hiện tại, mà chúng tham gia vào việc tái tạo cái hiện tại trong mối liên hệ mật thiết với cái quá khứ. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật, hiện tượng cũ trong q trình phát triển; trái lại, phát triển khơng chỉ là bảo tồn, mà cịn bao hàm trong đó sự bổ sung, hồn thiện và nâng cao về chất những đặc tính vốn có của sự vật, hiện tượng.

Phát triển hệ giá trị của con người trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực trong việc lựa chọn giá trị định hướng. Trước hết là học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc coi trọng kế thừa giá trị truyền thống, nhưng vượt ra khỏi xã hội truyền thống để xây dựng một xã hội hiện đại; tiếp thu đức tính quý báu của người Nhật như: Đức tính cần cù, tiết kiệm, ham học hỏi để không ngừng cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động; đề cao tinh thần tập thể, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; hành động theo mục tiêu xác định; khiêm nhường, giữ chữ tín trong quan hệ ứng xử; yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ tinh tế.

Học tập kinh nghiệm lựa chọn giá trị định hướng của Trung Quốc, đó là “năm chuẩn mực, bốn phẩm chất, ba tình yêu”. Năm chuẩn mực gồm: hành vi tốt, phong thái tốt, kỷ luật tốt, vệ sinh tốt, đạo đức tốt; bốn phẩm chất gồm: tư tưởng đúng, biểu đạt đúng, tác phong đúng, trang phục đúng; ba tình yêu gồm: yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu Đảng Cộng sản. Học tập kinh nghiệm của Singapore, vừa tranh thủ những thành tựu khoa học và công nghệ trên thế

giới để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa coi trọng kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Ý thức, tinh thần dân tộc; sự cần cù, sáng tạo; tính kỷ luật; đề cao giá trị truyền thống và mối quan hệ gia đình. Nguyên Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong từng khẳng định: “Cái đưa Singapore tiến lên không thể chỉ là chủ nghĩa vật chất thuần túy và việc chạy theo lợi nhuận cá nhân. Điều quan trọng hơn là ý thức về lý tưởng và sự phụng sự được sinh ra từ tình cảm đồn kết xã hội và bản sắc dân tộc” [74, tr.334]. Singapore chủ trương hướng đến năm giá trị: quốc gia, gia đình, cá nhân, khoan dung, hài hịa.

Tiếp thu những giá trị tiến bộ của các nước phương Tây như: Dân chủ, nhân quyền, ý thức thượng tôn luật pháp, tác phong làm việc đúng giờ, khoa học; tinh thần hợp tác, làm việc nhóm… để bổ sung vào hệ giá trị định hướng cho người Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tiếp thu giá trị của thế giới trên tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo và bản lĩnh để có thể hịa nhập mà khơng bị hịa tan, khơng làm mất đi bản sắc của mình; đồng thời, đưa giá trị truyền thống con người Việt Nam ra thế giới, góp phần làm phong phú thêm giá trị chung của nhân loại. Tránh rơi vào hai xu hướng, hoặc là bảo thủ, khơng đổi mới, tuyệt đối hóa giá trị truyền thống, coi nhẹ giá trị của nhân loại; hoặc là phủ nhận sạch trơn những giá trị truyền thống, muốn thay thế giá trị truyền thống bằng giá mới của nhân loại, kể cả những giá trị khơng phù hợp với văn hóa Việt Nam. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn với phát triển giá trị truyền thống; kết hợp hài hòa giữa tính nguyên tắc với tính linh hoạt trong kế thừa giá trị truyền thống dân tộc và tiếp thu giá trị của nhân loại.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 136 - 138)