Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thực thi trong thực tiễn nhằm phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 155 - 160)

trong thực tiễn nhằm phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của con người Việt Nam

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị rất quan trọng bảo đảm sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội. Pháp luật là công cụ quản lý đất nước hữu hiệu nhất, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa, con người Việt Nam, tạo mơi trường thuận lợi cho sự phát triển ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ các quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát huy năng lực sáng tạo. Việc xây dựng và thực thi pháp luật là điều kiện quan trọng để gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, khắc phục những yếu tố phi giá trị. Pháp luật nghiêm minh với chế tài đủ sức răn đe sẽ góp phần ngăn chặn những hành vi tiêu cực, hình thành những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam thể hiện ở chỗ, thông qua pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển con người được hiện thực hóa; đồng thời, xác lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể tham gia vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị của con người. Bằng việc ban hành các văn bản luật, Nhà nước ấn định những khuôn mẫu hành vi ứng xử, gắn với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào việc giữ gìn, phát huy giá trị con người. Pháp luật không chỉ là quy phạm hóa chính sách của Nhà nước về văn hóa, con người mà cịn tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, con người.

Bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm “đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, cờ bạc” [36, tr.223]. Năm 2013, Hiến pháp được bổ sung, sửa đổi cùng với hệ thống văn bản pháp quy đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, duy trì sự ổn định trật tự xã hội. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến

phát triển văn hóa, con người, tạo cơ sở cho việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phải trên cơ sở đặc điểm phong tục, tập quán, có tác dụng thúc đẩy việc hình thành những giá trị tốt đẹp, ngăn ngừa những yếu tố phi giá trị. Trong thời gian tới, cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật để giải quyết những vấn đề nổi cộm hiện nay như: an tồn giao thơng, phịng chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, bảo vệ mơi trường, chống hàng giả… nhằm duy trì sự ổn định trật tự xã hội, phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của con người Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần chú ý đến mối quan hệ với phong tục, tập quán của dân tộc. Bởi lẽ, phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người, được hình thành trong lịch sử, đã ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận, tự giác thực hiện và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Phong tục được tuân thủ theo quy định của luật tục hay hương ước, nên ăn sâu bám rễ trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày, được mọi người công nhận và làm theo.

Là một bộ phận của văn hóa, phong tục, tập quán có vai trị nhất định đến việc hình thành giá trị truyền thống của một dân tộc hoặc một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định đến nhiều hành vi ứng xử của cá nhân trong cộng đồng. Phong tục, tập quán của người Việt có những giá trị tốt đẹp (mỹ tục) và những yếu tố phi giá trị (hủ tục). Phong tục, tập quán khi đã trở thành nếp nghĩ, thói quen trong sinh hoạt, ứng xử cộng đồng thường rất khó thay đổi, muốn cải tạo khơng thể một sớm một chiều. Vì thế, trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần khắc phục mặt tiêu cực, nhất là lối ứng xử thiên về cảm tính, trọng tình trong quan hệ xã hội truyền thống của người Việt. Mặt khác, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, trong đó pháp luật là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do Nhà nước ban hành, để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội; còn đạo đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực, để nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Giữa đạo đức và pháp luật có điểm chung ở chỗ, đều là hình thái ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội; đều góp phần điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội; đều có quan hệ trách nhiệm đối với bản thân mình và đối với người khác.

Pháp luật với đạo đức có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, trong đó pháp luật giữ vai trò bảo vệ, củng cố và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, tạo hành lang pháp lý để định hướng hành vi con người. Pháp luật sẽ bị vi phạm nếu đạo đức xã hội tha hóa; ngược lại, pháp luật khơng nghiêm sẽ có tác động xấu đến đạo đức xã hội. Trong xã hội có giai cấp, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luật pháp đề ra cũng tiến bộ và phù hợp với xã hội; ngược lại, khi giai cấp cầm quyền bảo thủ, lạc hậu thì pháp luật chỉ bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Bên

cạnh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, chúng ta cần coi trọng mối quan hệ giữa pháp luật với văn hóa. Việc xây dựng pháp luật phải trên cơ sở văn hóa, nghĩa là pháp luật phải có khả năng chuyển hóa thành văn hóa để điều chỉnh hành vi của con người.

Thứ hai, phát huy vai trò “thần linh” pháp quyền, sớm đưa pháp luật

thâm nhập vào cuộc sống. Kinh nghiệm từ các nước: Singagore, Nhật Bản, Pháp, Đức… cho thấy, không phải tự nhiên sinh ra là dân tộc họ đã văn minh, lịch sự, mà ở đó họ rất coi trọng việc đưa pháp luật vào quản lý xã hội; họ không chỉ kêu gọi, vận động ý thức tự giác của người dân, mà sử dụng chế tài pháp luật để tạo nên ý thức tự giác cho người dân. Ở Singapore, ngay từ năm 1968, luật pháp quy định hành vi xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa 1.000 USD, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên từ 2.000 - 5.000 USD và phải lao động cơng ích (qt đường); ở Philipines, hành vi xả rác bừa bãi bị phạt tù thời gian từ 5 ngày tới một năm; ở nước Mỹ có quy định chi tiết hình phạt cho hành vi xả rác, tùy từng bang mà số tiền phạt có thể từ 20 đến 30.000 USD (Bang Maryland), kèm theo hình phạt tù từ 10 ngày tới 6 năm. Ở Việt Nam, việc thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào trong cuộc sống nhằm giáo dục, định hướng phát triển giá trị cho con người là rất cần thiết. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi nước ta vốn là một quốc gia nông nghiệp, các cộng đồng dân cư sớm hình thành thói quen ứng xử kiểu “phép vua thua lệ làng”, năng lực và ý thức chấp hành pháp luật còn rất hạn chế. Để đưa pháp luật vào trong cuộc sống, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật cho người dân bằng nhiều hình thức, nhằm hình thành trong mỗi người dân tinh thần thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Pháp luật được đưa vào cuộc sống sẽ tác động tích cực đến việc hình thành một xã hội có trật tự, kỷ cương, góp phần bảo vệ và phát triển các giá

trị chân chính, đồng thời khắc phục, loại trừ những biểu hiện phi giá trị, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng. Trong thời gian tới, cần thực thi có hiệu quả Luật phịng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số văn bản luật và dưới luật khác, tránh tình trạng có luật rồi nhưng thực hiện lại khơng nghiêm. Chẳng hạn, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định rõ mức xử phạt với các hành vi vứt rác thải bừa bãi tại khu chung cư, thương mại từ 3 đến 5 triệu đồng; vứt tàn, mẩu thuốc lá khơng đúng nơi quy định có mức phạt từ 5 đến 7 triệu đồng, được áp dụng từ tháng 2 năm 2017. Tuy nhiên, hành vi xả rác nơi công cộng vẫn không giảm, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc thực thi pháp luật của chúng ta chưa nghiêm và thiếu lực lượng thực thi pháp luật.

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc tôn trọng, thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào trong cuộc sống, nhằm tạo cho người Việt Nam có nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Thực tế cho thấy, trước tình trạng tai nạn giao thơng xảy ra nghiêm trọng, Chính phủ đã ra Nghị định số 46/2016 thay thế Nghị định số 171/2013 và Nghị định số 107/2014, trong đó, quy định mức phạt cho tài xế ô tô vi phạm giao thông đã tăng lên. Người tham gia giao thơng có nồng độ cồn quá 80 miligam/100 ml máu hoặc quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; khơng chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy bị xử phạt rất nặng từ 16 đến 18 triệu đồng và bị thu bằng lái từ 4 đến 6 tháng. Chủ trương, giải pháp đúng đắn đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thơng, đồng thời hình thành nên ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an tồn giao thơng của người Việt Nam. Ở một số địa phương, nhờ có những quy định cụ thể và chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi phá hoại, hoặc gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, mơi trường xã hội đã góp phần hình thành nên thái độ ứng xử với tự nhiên, với con người ngày càng đúng đắn, có văn hóa, tạo nên hình ảnh đẹp trong con mắt của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam.

Thứ ba, trong thực thi pháp luật, điều quan trọng không chỉ là xử phạt,

mà cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật cho người dân, để họ tự giác chấp hành quy định của pháp luật trên tinh thần bình đẳng, khơng có “vùng cấm”. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật; khắc phục tâm lý chạy theo số đông cái xấu, cái sai phổ biến trở thành “cái bình thường”; cịn cái tốt, cái đúng nằm trong số ít lại trở thành cái “dị biệt”, “khơng bình thường”. Trong một xã hội, khi những thói hư, tật xấu có chỗ để sống thì đức tính tốt khơng thể phát huy được, đơi khi cịn bị cho là lạc hậu. Chẳng hạn, xã hội ta hiện nay có hiện tượng người chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thơng, dừng lại khi đèn đỏ và khơng có cảnh sát thì bị coi là “hâm”. Trong thực thi pháp luật cần tránh tình trạng có luật rồi nhưng thực thi pháp luật lại không nghiêm; pháp luật cần phải được áp dụng thường xuyên, liên tục, tránh làm theo kiểu “phong trào”, chờ đến “Tháng an

tồn giao thơng”, “Ngày pháp luật nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11” thì mới kêu gọi, phát động mọi người thực hiện nghiêm túc. Vì

vậy, hệ thống pháp luật được xây dựng và thực thi trong cuộc sống phải góp phần phát triển những giá trị tích cực, ngăn ngừa mặt tiêu cực, hạn chế của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 155 - 160)