Để xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, trước hết thơng qua giáo dục. Theo Người, giáo dục là một trong ba lĩnh vực chủ yếu của văn hóa có vai trị quan trọng quyết định sự phát triển xã hội nói chung, nhân cách con người nói riêng. Đối với xã hội, giáo dục góp phần vào sự nghiệp đấu tranh “phị chính trừ tà” và chấn hưng đất nước. Người cho rằng dốt nát cũng là một kẻ địch, “địch dốt nát tấn công ta về mặt tinh thần, cũng như địch ngoại xâm tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng” [89, tr.469]. Đối với cá nhân, thông qua giáo dục mà tiếp nhận tri thức của nhân loại để hình thành và phát triển nhân cách. Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Người từng viết: “Lúc ngủ, mọi người đều có vẻ thuần hậu/ Tỉnh dậy, mới phân biệt rõ người thiện kẻ ác/ Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu/ Phần lớn đều do giáo dục mà nên” [87, tr.413] (dịch ra có nghĩa là: Ngủ thì ai cũng như lương thiện/ Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền/ Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên).
Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của giáo dục. Chỉ có ở con người và trong xã hội lồi người mới có hoạt động giáo dục. Con người sở dĩ trở thành con người - xã hội, thoát khỏi thế giới bản năng của loài vật là nhờ phần lớn ở giáo dục, là sản phẩm của giáo dục; đến lượt mình, con người lại tác động tới quá trình giáo dục, làm cho hoạt động giáo dục của con người càng trở nên có văn hóa. Vì thế, con người là chủ thể sáng tạo của giáo dục, đồng thời cũng là sản phẩm của giáo dục, là đại biểu mang giá trị văn hóa do chính con người sáng tạo ra. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là
nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng; giáo dục cịn có nhiệm vụ phát huy những giá trị của con người, để “mỗi người dân ln ln tự hỏi: Tơi phải làm gì để thực hiện lịng u nước, ghét địch? Lúc đó mới là lúc tư tưởng yêu nước thấm nhuần cả mọi người, và mọi người muốn hành động một cách thực tế” [91, tr.188]. Hồ Chí Minh tin rằng, trong bản thân mỗi người dù tốt hay xấu, dù cao cả hay thấp hèn thì đều có giá trị cốt lõi là nhân tính. Do đó, cần khơi dậy nhân tính trong con người thơng qua q trình giáo dục.
Hồ Chí Minh coi trọng vai trò và mối quan hệ tương tác giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, gia đình là nền móng của nhân cách, là trường học đầu tiên để từ đó con người bước vào đời. Vì thế, phải “quan tâm đến gia đình… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” [96, tr.300]. Thông qua giáo dục của gia đình, hình thành ở trẻ lịng u Tổ quốc trước hết từ tình yêu quê hương, gia đình, tình thương u những người thân ruột thịt; có trách nhiệm với gia đình, đồn kết, thật thà, dũng cảm, u lao động. Cùng với gia đình, nhà trường có nhiệm vụ giáo dục, định hướng giá trị cho thế hê ̣ trẻ, hình thành, phát triển những phẩm chất cần thiết như: yêu nước, đoàn kết, hiếu học, cần cù, sáng tạo… Nội dung giáo dục con người phải tồn diện bao gồm có cả đức, trí, thể, mỹ, nhằm hình thành ở thế hệ trẻ một cấu trúc nhân cách bao gồm cả “đức” lẫn “tài”, trong đó lấy “đức” làm gốc. Để giáo dục, định hướng giá trị của con người, Hồ Chí Minh coi
trọng vai trị của đội ngũ thầy cơ giáo, coi họ là những người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, khơng có thầy cơ giáo thì khơng có giáo dục. Thầy cơ giáo có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và
tiến bộ của xã hội. Muốn vậy, thầy cô giáo trước hết phải được giáo dục, trở thành những nhà giáo dục, là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục gia đình và giáo dục ở nhà trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách đứa trẻ. Người khẳng định: “Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng khơng tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau” [96, tr.76-77]. Cùng với đó, cần xây dựng mơi trường xã hội ngày một văn minh, trong đó các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh; xây dựng lối sống mới, nếp sống mới bắt
đầu từ những điều cơ bản nhất nhưng cũng đơn giản nhất mà mọi người đều phải thực hành đó là ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, sinh hoạt văn hóa... Những hành vi, thói quen lâu dần trở thành tập tục trong sinh hoạt văn hóa, nếu tiến bộ sẽ có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển hệ giá trị của con người, trái lại sẽ kìm hãm, thậm chí làm nảy sinh nhiều yếu tố phi giá trị.
Trong giáo dục giá trị, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến phương pháp nêu gương đạo đức. Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng, phương Đơng nói chung rất coi trọng phương pháp nêu gương trên tinh thần “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là, trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ, đặc điểm tâm lý của các dân tộc phương Đơng nói chung, Việt Nam nói riêng rất giàu tình cảm, “đối với họ, một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [85, tr.284]. Vì thế, giáo dục con người bằng phương pháp nêu gương là rất cần thiết. Thực hành phương pháp nêu gương, Hồ Chí Minh yêu cầu ở trong gia đình, cha mẹ là tấm gương cho con cái, anh chị là tấm gương đối với các em; ở nhà trường, thầy cô giáo là tấm gương cho học trị; ở ngồi xã hội, cấp trên là tấm gương cho cấp dưới; đảng viên là tấm gương cho quần chúng
nhân dân, biết “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Bởi vì theo Người, “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Muốn nêu gương, trước hết bản thân mỗi người phải trở thành tấm gương sáng trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, trong lối sống và cách ứng xử, từ lời nói đến việc làm. Thơng qua những tấm gương đạo
đức sẽ góp phần lan tỏa sâu rộng, lôi cuốn mọi người tham gia, khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp trong con người Việt Nam mà bản thân Hồ Chí Minh là một mẫu mực. Chính tấm gương đạo đức “trong như ngọc, sáng như Sao Khuê” của Người đã có sức hấp dẫn, cảm hóa trong tồn xã hội, hình thành nên những thế hệ cán bộ đảng viên mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, con người mới.
Hồ Chí Minh rất coi trọng tự giáo dục giá trị. Tự giáo dục là quá trình con người tự ý thức về sự cần thiết phải giáo dục, từ đó tự giác tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại. Giáo dục là quá trình hai mặt: Một mặt đó là sự tác động từ bên ngồi vào đối tượng; mặt khác, đó là đối tượng tự rèn luyện, tự hồn thiện bản thân mình. Lịch sử phát triển của nhân loại từng có nhiều tấm gương lấy tự giáo dục mà thành nhân. Chẳng hạn như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ơng từng dạy các đệ tử rằng “hãy đốt đuốc lên mà đi”, hay những thành công trong khoa học của Albert Einstein cũng là nhờ sự say mê tìm tịi và nghiên cứu. Trong tiếp thu, lĩnh hội tri thức của nhân loại, yếu tố có ý nghĩa quyết định thuộc về mỗi cá nhân. Chỉ khi nào con người tự ý thức được nhu cầu cần thiết để hồn thiện bản thân, mới biến thành những sở thích, niềm đam mê tìm tịi, nghiên cứu, tự giáo dục, tự rèn luyện mà không cần đến sự tác động của các nhân tố khách quan bên ngoài. Trong các phương thức giáo dục, tự giáo dục là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân, cho phép khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của con người.
Theo Hồ Chí Minh, muốn hồn thiện nhân cách, đòi hỏi mỗi cá nhân nhận thức về sự cần thiết của tự giáo dục, tự rèn luyện; phải nhận thấy “kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm… nó vơ hình, vơ ảnh, khơng dàn ra thành trận, ln ln lẩn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết việc phải thì kiên quyết làm” [92, tr.99]; xác định rõ động cơ học tập đúng đắn: học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để làm người... Trong quá trình giáo dục phải coi trọng kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, trong đó “lấy tự học làm cốt”; nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng; thực hành tự giáo dục theo chuẩn mực xã hội phải thường xuyên, liên tục, ở mọi nơi, mọi chỗ, học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân.
Từ triết lý “tu thân” của Nho giáo, Người cho rằng, muốn cải tạo xã hội, trước hết bản thân phải tự cải tạo để sửa đổi nếp nghĩ, thói quen cũ, lạc hậu, thay vào đó bằng những tư tưởng tiến bộ. Tuy nhiên, “tu thân” ở đây, khơng phải với nghĩa “đóng cửa tu thân”, mà được thể hiện thông qua hoạt động học tập, lao động sản xuất, chiến đấu... Tự giáo dục theo chuẩn mực xã hội cũng như vậy, đòi hỏi mỗi người phải xem đó là cuộc cách mạng trong bản thân mình, nhằm đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới; phải có quyết tâm cao độ, sự khổ công rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển, củng cố cũng như “mài ngọc, luyện vàng” vậy.
Để phương pháp giáo dục và tự giáo dục trở nên có ý nghĩa, quyết định sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển văn hóa nói chung, văn hóa giáo dục nói riêng. Trong mọi thời kỳ của cách mạng, con người phải ln được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển văn hóa. Nhiệm vụ của văn hóa là phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ; văn hóa phải làm sao cho ai cũng có lý tưởng tự do, độc lập. Người coi xây dựng con người là một chiến lược lâu dài - chiến lược “trồng người”; chăm sóc, bồi dưỡng, phát triển con người như chăm sóc, vun trồng
cây cối quý báu. Xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người phải có bước đi, biện pháp thích hợp, đỏi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, nhằm mục tiêu xây dựng con người Việt Nam vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.