Bằng phương pháp duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng lao động đã sáng tạo ra bản thân con người; giá trị đầu tiên trong lịch sử phát triển của con người là giá trị lao động, thông qua lao động làm cho con người thốt khỏi thế giới lồi vật; lao động tạo nên “tính lồi” của con người, đó chính là “tính người”; lao động là “lực lượng bản chất” của con người - giá trị gốc của con người và cả loài người.
Đối với dân tộc Việt Nam, cần cù, chịu đựng gian khổ đã sớm trở thành một trong những giá trị truyền thống tiêu biểu. Là quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, song cũng mang đến cho sứ sở này những hậu quả thiên tai khốc liệt. Vì thế mà quanh năm suốt tháng, người dân Việt Nam phải lo đắp đập, đào mương lấy nước tưới, đắp đê để phòng chống bão lụt. Khi nói về đức tính cần cù của người Việt, Trần Văn Giàu cho rằng, người nước ngoài đến Việt Nam đều ngạc nhiên khi thấy “mọi cơ năng của con người Việt Nam đều được dùng để làm việc: đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay nhanh nhẹn và khéo léo, chân chạy như bay” [44, tr.243]. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam luôn phải chịu sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài, mà bất cứ cuộc xâm lăng nào, bên cạnh những lý do khác nhau, cũng đều là sự cướp bóc của cải, phá hoại mùa màng và các cơng trình xây dựng… Để khắc phục hậu quả, người dân Việt Nam phải lao động cần cù, đó là một yêu cầu tất yếu để bảo đảm sự sinh tồn của dân tộc. Đức tính cần cù được biểu hiện sinh động trong văn hóa dân gian, ơng cha ta thường phê phán thói lười biếng, chỉ biết “ăn không ngồi rồi”, “ngồi mát ăn bát vàng”; đồng thời, khuyên răn các thế hệ con, cháu rằng hãy chăm chỉ lao động “năng nhặt chặt bị”, “kiến tha lâu đầy tổ”.
Kế thừa và phát triển sáng tạo giá trị truyền thống của dân tộc, khi nói về vai trị của lao động, Hồ Chí Minh khẳng định: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động.
Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí thức). Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ lồi người. Cũng là sức mạnh của sự giải phóng dân tộc” [89, tr.514]. Theo Người, cần cù nghĩa là “siêng năng, chăm chỉ, cố gắng
dẻo dai”, “việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được” [90, tr.118]. Đức tính cần
cù của người Việt thể hiện ở sự siêng năng, chăm chỉ lao động, hăng hái tăng gia sản xuất; coi lao động là niềm vui, nguồn sống, nguồn hạnh phúc, tạo ra của cải vật chất, sự giàu có của xã hội; trong học tập, đức tính cần cù thể hiện ở sự siêng năng học tập để nâng cao hiểu biết, siêng năng nghĩ ngợi để phát huy sáng kiến. Theo Người, cần cù có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội, “Người siêng năng thì mau tiến bộ/ Cả nhà siêng năng thì chắc chắn ấm no/ Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh/ Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu” [90, tr.119]. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm của Nho giáo, phân biệt giữa lao động trí óc với lao động chân tay, coi trọng cần học hơn cần lao “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (mọi việc đều hèn kém, chỉ có đọc sách là thanh cao); đồng thời khẳng định rằng, trong chế độ mới khơng có nghề nào là hèn kém, bất cứ ai, dù ở cương vị nào, dù lao động bằng cơ bắp hay lao động bằng trí óc, nếu tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội đều được trân trọng như nhau.
Theo Hồ Chí Minh, cần cù là giá trị quý báu của dân tộc, song không phải người Việt Nam nào cũng cần cù và không phải lúc nào cũng cần cù. Người chỉ rõ, cần cù chỉ trở thành giá trị khi gắn với tiết kiệm, khơng hoang phí. Chăm chỉ lao động mà khơng tiết kiệm thì làm được đồng nào xào đồng ấy; tiết kiệm mà khơng chun cần thì khơng tăng thêm, khơng phát triển được. Tiết kiệm ở đây không phải với nghĩa bủn xỉn, keo kiệt “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu, nhịn ăn, nhịn mặc, mà đó là sự tiêu dùng hợp lý. Đức tính tiết kiệm thể hiện ở sự tiết kiệm về thời gian, sức lao động; tiết kiệm tiền của của Nhà
nước, của nhân dân, của bản thân, khơng gây lãng phí, thất thốt tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Cần cù cịn phải gắn với liêm khiết, trong sạch, khơng tham lam; không ham địa vị, tiền tài mà chỉ có những thứ ham như: ham học, ham làm, ham tiến bộ. Cần cù gắn với “chuyên”, nghĩa là luôn giữ cho sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, “nếu một ngày cần mà mười ngày khơng cần, thì cũng vơ ích. Như thế chẳng khác gì một tấm vải phơi một hơm mà ngâm nước mười hơm, thì hồn tồn ướt” [90, tr.119-120]. Theo Người, siêng năng, chăm chỉ lao động một cách vô thức, không hiệu quả chưa phải là “cần”, mà “cần” phải đi đơi với tính có kế hoạch trong lao động, phân công một cách hợp lý trên cơ sở năng lực, sở trường của mỗi người để đạt năng xuất cao nhất; lao động có kế hoạch giúp con người tiết kiệm được thời gian và sức lực của mình. Cần cù khơng có nghĩa là “làm xổi”, mà địi hỏi mỗi người biết ni dưỡng tinh thần và sức lực của mình để có thể làm việc và cống hiến lâu dài. Xây dựng xã hội mới, con người mới phải lấy “cần” làm gốc.
Cần cù cịn gắn với “chính”, là gốc rễ của “chính”. “Chính” nghĩa là khơng tà, thẳng thắn, đúng đắn. Chính phải được thể hiện thơng qua mối quan hệ đối với mình, với người, với việc: Đối với mình, khơng tự cao, tự đại, chịu khó học tập cầu tiến bộ; ln tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân. Đối với người, khơng nịnh hót người trên, khơng xem khinh người dưới; ln giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đồn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc, phải để việc cơng trên trên việc tư; người “chính” thấy việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, thấy việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Bốn đức “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính” khơng thể thiếu trong nhân cách con người, nhất là cán bộ đảng viên, cũng giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất vậy.
Theo Hồ Chí Minh, cần cù lao động gắn liền với sự sáng tạo để đạt năng suất cao, chứ không phải với nghĩa “cần cù bù thông minh”. Người chỉ rõ, “lao động chân tay khơng có trí óc thì đó là người lao động bán thân bất toại” [95, tr.400], cần cù, siêng năng là mảnh đất màu mỡ để sáng kiến, tài năng trong mỗi người nảy nở; cần cù mà khơng sáng tạo, tính tốt thậm chí trở thành có hại. Sự sáng tạo địi hỏi mỗi người không chịu dừng bước trên con đường cải tiến kỹ thuật; khơng giẫm chân một chỗ trong vũng lầy bảo thủ, trì trệ mà phải ln đổi mới. Theo Người, sáng kiến, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chiến đấu là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, cần ra sức làm cho nó dồi dào và lan rộng mãi, “sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những con sông to chảy vào biển cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm là lãng phí của dân tộc” [91, tr.404]. Sáng kiến khơng chỉ thể hiện ở những cơng trình phát minh vĩ đại, mà có thể chỉ là những kết quả nghiên cứu, suy nghĩ trong những điều kiện và hồn cảnh nhất định, rất bình thường nhưng tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, con người muốn có tư duy sáng tạo cần có tri thức. Tri thức nghĩa là sự hiểu biết, mà “trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra” [89, tr.275]. Tri thức có vai trị quan trọng tạo nên giá trị của mỗi con người. Có tri thức, đầu óc con người ta luôn trong sáng, không mù quáng, dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng, biết xem người, biết xét việc; tri thức giúp con người thoát khỏi hành động bản năng, nâng cao bản chất người, giúp con người có hành vi ứng xử đúng đắn đối với tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, Người yêu cầu mỗi người dân Việt Nam cần ra sức học tập, nâng cao trình độ học vấn với tinh thần chăm chỉ, nghiêm túc, học ở mọi lúc,
mọi nơi, không tự kiêu, tự mãn; học ở trong sách vở, học ở nhân dân, học từ trong thực tiễn cuộc sống; học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự Tổ quốc, dân tộc và nhân loại.