Khắc phục, hạn chế sự phát triển các yếu tố phi giá trị của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 88 - 94)

con người Việt Nam

Theo Hồ Chí Minh, để góp phần phát những giá trị của con người Việt Nam, cần phải khắc phục, hạn chế những yếu tố phi giá trị, những biểu hiện tiêu cực, thói xấu trong nếp nghĩ, thói quen, phong cách, lối sống của người Việt, nhất là những hành vi tiêu cực, thói xấu sau đây:

Một là, chủ nghĩa cá nhân, tham ơ, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh,

chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh được sinh ra từ một xã hội nơng nghiệp, từ tính tư hữu của những người nơng dân cùng với chế độ thực dân, phong kiến làm cho đặc tính ấy phát triển thành chủ nghĩa cá nhân. Người mang tư tưởng cá nhân chủ nghĩa chỉ chăm lo cho lợi ích riêng của mình, gia đình mình mà khơng quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, miễn là “mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Chủ nghĩa cá nhân được Người ví giống như “cỏ dại”, như một loại “vi trùng” độc hại gây ra nhiều căn bệnh: lười biếng, kèn cựa, công thần địa vị, hiếu danh và nhiều căn bệnh khác.

Chủ nghĩa cá nhân sinh ra tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu. Đó là hành động trộm cắp của công, biến của công làm của tư, là hành vi xấu xa, đê tiện nhất trong xã hội. Nó giống như cái “ung nhọt” trên cơ thể con người, là căn bệnh nguy hiểm có sức phá hoại ghê gớm hoạt động của bộ máy nhà nước và đạo đức xã hội, nhất là cán bộ đảng viên. Tham ơ, lãng phí sinh ra từ thói quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát thực tế cơ sở. Người mắc bệnh quan liêu sẽ dẫn đến tình trạng có mắt mà khơng trơng thấy, có tai mà khơng nghe thấu, có chế độ mà khơng giữ đúng, có kỷ luật mà khơng nắm vững. Ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó có tệ tham ơ, lãng phí; bệnh quan liêu càng nặng thì lãng phí, tham ơ càng nhiều.

Hai là, tư tưởng hẹp hịi, bè phái, óc địa phương chủ nghĩa là một trong

những thói xấu của người Việt, có sức phá hoại sự đồn kết trong Đảng, chính quyền, đồn thể: Ở trong Đảng, tư tưởng hẹp hỏi, bè phái thường dẫn đến tình trạng “cánh hẩu” với nhau, “ai hợp tác với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai

khơng hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống” [89, tr.297], gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Đảng và bộ máy chính quyền nhà nước; ở ngồi xã hội, tư tưởng hẹp hịi, bè phái khiến con người ta chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà khơng thấy lợi ích lâu dài, dẫn đến cục bộ địa phương chủ nghĩa, kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết nội bộ, mất đoàn kết giữa cơ quan này với cơ quan khác, giữa địa phương này với địa phương khác. Tư tưởng hẹp hịi, bè phái, óc địa phương chủ nghĩa ở phạm vi nhỏ thì cản trở sự phát triển của cá nhân, cơ quan, đơn vị; ở phạm vi lớn hơn thì ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Ba là, thói cào bằng, đố kỵ là thói xấu của người Việt được sinh ra từ

đặc trưng tính cộng đồng làng xã. Quan niệm của người Việt xưa là “xấu đều hơn tốt lỏi”, “khôn độc không bằng sống đàn”, “con gà tức nhau tiếng gáy”… vẫn còn tồn tại ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, được biểu hiện ở tư tưởng bình qn chủ nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “cào bằng” khác với “công bằng” ở chỗ, “cào bằng” là sự chia đều bằng nhau, ai cũng như ai, cịn “cơng bằng” là sự phù hợp giữa cống hiến với hưởng thụ. Người nêu ví dụ: “Bác yếu chỉ ăn ba bát cơm, chú khỏe cần nhiều hơn mà cũng ăn ba bát, chú lùn cũng đòi may áo dài, Bác cao hơn cũng mặc áo dài như chú” [92, tr.387]. Cào bằng làm triệt tiêu tài năng, sức sáng tạo và cống hiến của con người, kìm hãm sự phát triển xã hội. Người phê phán gay gắt thói đố kỵ (tỵ nạnh) của người Việt, “Cái gì cũng muốn “bình đẳng”./Thí dụ: Cấp trên vì cơng việc phải cưỡi ngựa, đi xe. Cấp dưới cũng muốn cưỡi ngựa, đi xe…/Phụ cấp cho thương binh cũng muốn nhất luật, không kể thương nặng hay nhẹ./ Làm việc gì, thì muốn già, trẻ, mạnh, yếu đều làm bằng nhau./ Có việc một người làm cũng được, nhưng cũng chờ có đủ mọi người mới chịu làm./ Bệnh này sinh ra vì hiểu lầm hai chữ bình đẳng" [89, tr.300].

Bốn là, “bệnh” thành tích, ham chuộng hình thức. Theo Hồ Chí Minh,

đây là căn “bệnh” được sinh ra từ tính sĩ diện, háo danh, trong mơi trường cộng đồng cào bằng, không muốn cho ai ngoi lên. Bệnh thành tích thường

xuất hiện ở các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, “thành cơng ít thì st ra nhiều. Cịn khuyết điểm thì giấu đi khơng nói đến. Thành thử cấp trên khơng hiểu rõ tình hình mà đặt chính sách cho đúng” [89, tr.341-342]. Bệnh thành tích, ham chuộng hình thức sinh ra thói “hữu danh, vơ thực”, làm việc khơng thiết thực, hiệu quả. Người phê phán tình trạng một số cơ quan, đơn vị, địa phương “làm láo, báo cáo hay”, nhưng “khi soạn lại cặn kẽ, hỏi lại rõ ràng, những nơi đó có bao nhiêu người, những tổ chức đó đã làm việc gì, cán bộ đã đến đó mấy lần, đã làm gì cho những tổ chức đó, thì chưa có gì thiết thực hết” [89, tr.297].

Để khắc phục, hạn chế sự phát triển của các yếu tố tiêu cực trong con người Việt Nam, trước hết là chủ nghĩa cá nhân, tham ơ, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh coi trọng tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân nêu cao tinh thần tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình, loại bỏ tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong đầu óc mỗi người. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân chứ khơng giày xéo lên lợi ích cá nhân, vì “mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó khơng trái với lợi ích của tập thể thì khơng phải là xấu” [95, tr.610]. Không những thế, cần tôn trọng và đề cao quyền của con người trên cơ sở phát huy năng lực, sở trường của mỗi cá nhân vì sự phát triển chung của xã hội; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể: đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể, là bộ phận của lợi ích tập thể. Chỉ khi nào lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn. Người đặc biệt nhấn mạnh “xây” cần đi đôi với “chống” trong xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người. Xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong con người Việt Nam gắn liền với chống lại gì đã cũ kỹ, hư hỏng, những thói hư, tật xấu. Bởi lẽ, mỗi con người đều có “thiện” và “ác”, “tốt” và “xấu” trong lịng, điều quan trọng là phải làm cho cái “thiện”, cái “tốt” trong mỗi con người nảy nở, phát triển để lấn át, đẩy lùi những cái “ác”, cái “xấu”, chứ không phải đập cho tơi bời, không phải vùi dập con người, mà hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ.

Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò điều chỉnh của pháp luật nhằm ngăn ngừa sự phát triển của những yếu tố tiêu cực, phi giá trị trong con người Việt Nam. Ngay từ năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendication du people Annamite) gửi đến Hội nghị Vecsai, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội ở Đơng Dương và đề nghị Chính phủ Pháp cần cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu và thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Sau này, trong tài liệu viết tay với tựa đề Việt Nam yêu cầu

ca, Người khẳng định: “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm đều phải có thần

linh pháp quyền” [85, tr.473].

Quan điểm “thần linh pháp quyền” trong quản lý xã hội ln nhất qn trong tư duy Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nước nhà độc lập, Người ký ban hành Sắc lệnh thành lập Ủy ban thanh tra đặc biệt và Tịa án đặc biệt (Cụ Bùi Bằng Đồn là cựu Thượng thư Bộ hình thời chính quyền Nhà Nguyễn được mời tham gia vào Ủy ban thanh tra đặc biệt. Cịn Tịa án đặc biệt thì do Chủ tịch nước trực tiếp làm Chánh án, Bộ trưởng nội vụ làm hội thẩm). Hai cơ quan này thực hiện chức năng "thần linh pháp quyền" để kiểm sốt bộ máy hành chính, đảm bảo tính dân chủ và nghiêm minh. Trong Thư gửi Ủy ban

nhân dân các kỳ, tỉnh huyện và làng, tháng 10/1945, Hồ Chí Minh cảnh báo

sáu lỗi lầm rất nặng dễ xảy ra như: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng - kéo bè kéo cánh, chia rẽ, kiêu ngạo… và u cầu “ai khơng phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu khơng tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ khơng khoan dung” [88, tr.66]. Trong Quốc lệnh, viết vào đầu năm 1946, Người nêu ra mười điểm thưởng cho những gia đình, tập thể và cá nhân có thành tích như: có 3 con tịng qn/ lập được qn cơng/ vì nước hy sinh/ ra trận can đảm phi thường/ làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng/ làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục/ bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường/ bắt được những kẻ phản quốc/ liều mình về

việc cơng/ cứu được người bị nạn. Bên cạnh mười điểm thưởng, có mười điểm phạt với cùng hình thức xử tử áp dụng cho các tội: thơng với giặc, phản quốc/ trái quân lệnh/ ra trận tự ý rút lui/ phá hoại giao thơng/ phá hoại qn khí/ để cho bộ đội hại dân/ vô cớ sát hại kiều dân ngoại quốc/ trộm cắp của cơng/ hãm hiếp, cướp bóc/ can tội bắt cóc, ám sát [88, tr.189-190]. Là lãnh tụ của dân tộc, trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh giàu lịng nhân ái, vị tha, song cũng sẵn sàng xử lý rất nghiêm khắc những hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của tập thể và của nhân dân, nhất là hành vi tham ơ, lãng phí.

Theo Người, muốn khắc phục tư tưởng hẹp hịi, bè phái, óc địa phương chủ nghĩa, cần phát huy truyền thống đồn kết, tương thân tương ái, tơn trọng, tin tưởng ở con người; giáo dục để mỗi người dân Việt Nam biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Khắc phục thói cào bằng, đố kỵ bằng những cơ chế, chính sách đúng đắn, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi với nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân; thực hiện dân chủ, cơng bằng, bình đẳng trong phân phối sản phẩm lao động và cơ hội phát triển, trên nguyên tắc ai làm nhiều thì được hưởng nhiều, ai làm ít thì được hưởng ít, khơng làm thì khơng hưởng, trừ những đối tượng ưu tiên thuộc diện chính sách xã hội.

Để chống bệnh thành tích, ham chuộng hình thức, Hồ Chí Minh u cầu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, khi xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cần hết sức cụ thể, thiết thực, trên tinh thần tiết kiệm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, bám sát cơ sở; chống bệnh quan liêu, thói “ba hoa” chỉ quen “nói sng” ngồi nghe báo cáo, viết mệnh lệnh, mà phải thật thà nhúng tay vào việc. Người chỉ rõ, đấu tranh chống đế quốc, phong kiến đã khó, nhưng đấu tranh chống những thói hư, tật xấu trong mỗi con người cịn khó hơn nhiều, bởi lẽ “kẻ thù” trong mỗi con người ln vơ hình, vơ ảnh, ăn sâu vào nếp nghĩ, thói quen, dần trở thành phong cách, lối sống người Việt thì khơng dễ dàng thay đổi, muốn thắng lợi rất cần sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ý thức tự giác của mỗi người dân.

Tiểu kết chương 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam hình thành là sản phẩm của sự tác động biện chứng giữa nhân tố khách quan với nhân tố chủ quan; là kết quả sự kế thừa và phát triển sáng tạo giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam; tiếp thu tư tưởng về giá trị con người ở phương Đơng, phương Tây, trong đó chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng quyết định. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam được hình thành từ trải nghiệm, khảo sát thế giới; từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như từ phẩm chất cá Hồ Chí Minh.

Theo Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã hun đúc nên nhiều giá trị truyền thống quý báu, tiêu biểu là: u nước, tinh thần tự tơn dân tộc; đồn kết; nhân ái; trung thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo. Những giá trị đó tạo nên bản sắc văn hóa, con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Để phát triển giá trị của con người Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ ra các phương pháp chủ yếu: Thơng qua giáo dục và tự giáo dục giá trị; thông qua các cuộc vận động, phong trào xã hội; khắc phục, hạn chế sự phát triển các yếu tố phi giá trị của con người Việt Nam.

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam có giá trị lý luận to lớn, phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa truyền thống với hiện đại, giữa quá khứ với hiện tại, hướng tới tương lai; là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn

nhằm xây dựng, phát triển nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)