Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 37 - 39)

2.1.2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con ngườiViệt Nam Việt Nam

Sinh thời, Hồ Chí Minh khơng có tác phẩm chun khảo, cũng khơng đưa ra định nghĩa về giá trị, hệ giá trị. Tuy nhiên, khi đọc các trước tác của Người, ta thấy thuật ngữ “giá trị” xuất hiện trong khá nhiều bài viết, bài nói và được biểu đạt bằng ngơn từ mộc mạc, giản dị mà sâu sắc. Có thể khái quát ở một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “giá trị” để so sánh giữa

một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác. Chẳng hạn, Người viết: “người An Nam phải tòng quân 4 năm, người Angiêri 3 năm; thế là theo sự tính tốn của bọn qn phiệt Pháp thì giá trị của 2 người lính bản xứ gần bằng 5 người lính Pháp” [85, tr.219]. Nhận xét về đặc điểm của các dân tộc phương Đơng, Người cho rằng “đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [85, tr.284].

Thứ hai, Hồ Chí Minh dùng thuật ngữ “giá trị” để khẳng định tính pháp

lý, hay tính chân lý của một sự vật, hiện tượng nào đó. Chẳng hạn, Người viết: “Nếu viên chủ sự viện kiểm sát xét kỹ theo đúng tinh thần pháp lý thì trong số hai nghìn rưởi biên bản lập hằng năm ở Bắc Kỳ, khơng có biên bản nào là có giá trị đối với Pari cả” [85, tr.445]; “Nếu Pháp đã ký điều ước quân sự với Mỹ, và

nếu Mỹ mở cuộc chiến tranh “phịng ngừa” chống Nga, thì thế nào? Trả lời thiết thực là: Hiệp ước ấy sẽ hồn tồn khơng có giá trị” [91, tr.375].

Thứ ba, Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “giá trị” để khẳng định những

gì đáng quý, cần gìn giữ và phát huy (thường là các giá trị văn hóa tinh thần). Chẳng hạn, Người viết: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất, chúng ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị, thì vật chất càng khổ tinh thần càng sướng” [89, tr.176]. Cũng có khi Người dùng thuật ngữ “giá trị” trong lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, Người viết: “Giá trị một ngày cơng cịn thấp, vì năng xuất lao động thấp” [97, tr.214]. Hồ Chí Minh có hai lần đề cập trực tiếp đến thuật ngữ “giá trị con người”: lần thứ nhất là trong

Điện gửi nhân dân thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồ Chí Minh

viết: “Người ta tưởng đã có thể hy vọng vào việc thiết lập một thế giới mới dựa trên phẩm cách và giá trị con người, trên quyền bình đẳng của các dân tộc dù nhỏ hay lớn và quyền tự do của các dân tộc” [89, tr.152]; lần thứ hai là trong bài Tội ác Mỹ tàn bạo hơn Hítle, Người viết: “Một hiện tượng rõ ràng nữa là tác hại của những phương tiện chiến tranh hoá học của Mỹ đối với nhân dân Nam Việt Nam. Những tác hại đó rất khó đánh giá. Làm sao có thể tính được giá trị của sinh mạng một con người?” [99, tr.247].

Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thuật ngữ “giá trị” là những gì đáng q, có tính pháp lý, có ý nghĩa đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của con người và xã hội. Giá trị trước hết thuộc về bản thân sự vật, hiện tượng được con người nhận thức, đánh giá. Giá trị vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan, gắn liền với hoạt động của con người, là yếu tố cốt lõi của văn hóa.

Từ quan niệm về giá trị, đi đến khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ

giá trị của con người Việt Nam là một hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn diện về các giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam, được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại,

thể hiện ở lý tưởng, phẩm chất, nguyên tắc ứng xử được xác lập để định hướng cho hoạt động của con người, nhằm mục tiêu xây dựng xã hội mới, con người mới.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)