Thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh trong q trình hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 160 - 168)

trình hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng phát triển văn hóa, con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta ln coi trọng cơng tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, như tổng kết phong trào xây dựng “Đời sống mới”, phong trào

“Thi đua yêu nước”… nhằm đánh giá kết quả đạt được cùng những tồn tại,

hạn chế, làm cơ sở cho việc thúc đẩy các cuộc vận động, các phong trào tiếp theo. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay, cần thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, coi trọng công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm ở từng

giai đoạn cụ thể. Từ nay đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện hệ giá trị của con người Việt Nam phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cụ thể hóa các đặc tính cơ bản như: u nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo thành những giá trị chuẩn mực cụ thể để định hướng cho con người Việt Nam. Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, đặt trong mối liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau với quyết tâm chính trị cao của tồn Đảng và tồn xã hội; coi trọng phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tính tích cực chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội cũng như ý thức tự giác của mỗi người dân. Đây là những nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay.

Tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam theo khoảng thời gian xác định. Trong đánh giá, cần bảo đảm tính khách quan, trung thực, tránh xu hướng chỉ nhìn thấy ưu điểm mà khơng nhận thấy hạn chế, hoặc ngược lại. Đánh giá thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam phải đảm bảo khách quan và khoa học, tránh rơi vào “bệnh” thành tích mà lâu nay chúng ta hay mắc phải. Muốn vậy, cần sớm thống nhất xây dựng bộ tiêu chuẩn với những tiêu chí xác định và thang đo phù hợp. Tiến hành điều tra, khảo sát với quy mô hợp lý trên cả nước (vùng, miền, thành thị, nông thôn); triển khai đến các giai cấp, tầng lớp xã hội, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau.

Tổng kết, đánh giá sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam cần lưu ý đến mối quan hệ giữa yếu tố giá trị với yếu tố phi giá trị. Bởi lẽ, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều chứa đựng những yếu tố tích cực (có giá trị) xen lẫn yếu tố tiêu cực (phi giá trị). Tuy chứa đựng yếu tố giá trị và phi giá trị, nhưng mỗi đối tượng vẫn có thể được đánh giá và kết luận là có giá trị hay khơng có giá trị, tùy thuộc vào mối tương quan giữa hai mức độ

tích cực và tiêu cực của tính chất ở đối tượng đang xét trên thang độ đánh giá, mức độ nào chiếm ưu thế. Khi đánh giá một giá trị nào đó trong hệ giá trị của con người, được đa số chủ thể đánh giá tích cực, chiếm ưu thế nổi trội so với thiểu số đánh giá là tiêu cực thì giá trị đó đang phát triển và ngược lại.

Để đánh giá mức độ phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, cần xây dựng thang đo giá trị phù hợp. Việc xác định cái gì là giá trị? Cái gì là phi giá trị? Thế nào là chuẩn? Thế nào là lệch chuẩn? đều phải căn cứ vào mức độ giá trị được thể hiện trên thang đo giá trị. Cần xây dựng bộ công cụ khảo sát phù hợp trên cơ sở sử dụng các phương pháp anket, test, phỏng vấn chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm… Mỗi cơng cụ sẽ có khả năng, lĩnh vực và điều kiện ứng dụng riêng, vì thế cần xem xét mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và quy mơ cụ thể của đợt điều tra để chọn phương án tối ưu nhất. Cần chú ý cả mặt định tính lẫn định lượng khi khảo sát. Định lượng cho biết quy mô của sự kiện, định tính chỉ rõ bản chất và thuộc tính bên trong của nó. Vì vậy, ngồi các anket, bộ cơng cụ cần có phiếu phỏng vấn, bảng tổng kết về những nội dung cần điều tra. Khi tiến hành điều tra, khảo sát tại một địa bàn nào đó, cần hướng dẫn để những người được hỏi trả lời các phiếu thăm dò theo đúng yêu cầu đã định. Cần sử dụng linh hoạt phương pháp phỏng vấn, trao đổi với các đối tượng có liên quan; đặc biệt lưu ý đến tính phổ biến và tính đặc thù của văn hóa vùng, miền, làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển giá trị chung trong mối liên hệ với những giá trị riêng của mỗi cộng đồng người Việt Nam.

Thứ hai, đúc rút thành kinh nghiệm để tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ

giá trị của con người Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo. Đánh giá sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam chỉ thực sự có ý nghĩa khi đúc rút thành những kinh nghiệm (cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công). Những kinh nghiệm rút ra phải trên cơ sở đánh giá khách quan, chính xác q trình hiện thực hóa hệ giá trị của con người ở Việt Nam và được khái quát trở

thành lý luận có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực, đúng như Hồ Chí Minh đã dạy: “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành” [91, tr.655].

Quán triệt sâu sắc những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần khắc phục tư duy thiên về cảm tính, tuyệt đối hóa kinh nghiệm mà coi nhẹ lý luận; tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu giá trị, nâng lên trở thành một khoa học, trong đó đặc biệt ưu tiên việc nghiên cứu vấn đề phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh một cách căn bản và có hệ thống. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đầu tư nguồn nhân lực, vật lực để thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, góp phần quan trọng vào việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam ở những giai đoạn tiếp theo.

Từ những kết quả nghiên cứu về hệ giá trị của con người Việt Nam, cần tiếp tục điều chỉnh hệ giá trị, vị trí của các giá trị trong thang giá trị cũng như nội dung của từng giá trị phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn khách quan. Hệ giá trị của con người Việt Nam khi đã ăn sâu trong tiềm thức, trở thành nét văn hóa ứng xử thường sẽ mang tính ổn định tương đối, song khơng phải là cái gì đó nhất thành bất biến, nó sẽ thay đổi khi cơ sở kinh tế - xã hội thay đổi. Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng đang đặt ra yêu cầu khách quan phải phát triển hệ giá trị của con người cho phù hợp. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ giá trị của con người Việt Nam nói chung và mỗi giá trị trong hệ thống giá trị nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những nội dung mới phù hợp với sự biến đổi của lịch sử. Các giá trị truyền thống như: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, cần cù, sáng tạo… cần được tiếp tục bổ sung, phát triển, không tạo ra lực cản hoặc xung đột với các giá trị mới; đến lượt mình, các giá trị mới như: quyền cá nhân, bình đẳng giới… lại có tác dụng làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị truyền thống, đưa vào giá trị

truyền thống hơi thở của thời đại. Giá trị truyền thống với giá trị hiện đại cùng nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người, hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ.

Cần vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm ra phương pháp phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam phù hợp; lưu ý đến tính phổ biến và tính đặc thù, trong mối liên hệ giữa những giá trị chung của dân tộc với giá trị cộng đồng và giá trị cá nhân, làm cho các giá trị đó cùng tồn tại, phát triển theo quy luật vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa dạng. Xác định rõ phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam là một q trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, địi hỏi phải được tiến hành chủ động, sáng tạo, gắn liền với sự phát triển của kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn cụ thể; địi hỏi quyết tâm chính trị rất cao của cả hệ thống chính trị cũng như tồn xã hội.

Tiểu kết chương 4

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam; từ tác động của nhân tố khách quan, chủ quan đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, quan điểm cơ bản nhằm phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay là: Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về giá trị con người; phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại; phát triển

hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu: 1) Xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển hệ

giá trị của con người Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay. 2) Đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, định hướng giá trị của con người Việt Nam. 3) Phát huy năng lực tự giáo dục giá trị của mỗi người dân. 4) Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thực thi trong thực tiễn nhằm phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của con người Việt Nam. 5) Thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh trong q trình hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam. Theo tác giả, đó là những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Mỗi giải pháp trên đây có vai trị, vị trí, tác dụng riêng nhưng lại có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, làm tiền đề của nhau, tạo nên một hệ thống chỉnh thể từ trong nhận thức cho đến hành động. Vì thế, cần thực hiện đồng thời các giải pháp trên tinh thần sáng tạo; đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi không ngừng của thực tiễn khách quan.

KẾT LUẬN

Vấn đề hệ giá trị của con người Việt Nam là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, được hình thành trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng, văn hóa của dân tộc và nhân loại và từ phẩm chất cá nhân kiệt xuất của Người. Theo Hồ Chí Minh, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên nhiều giá trị, tiêu biểu đó là: Yêu nước, tinh thần tự tơn dân tộc; đồn kết; nhân ái; trung thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo. Đó là hệ thống giá trị phản ánh đặc trưng bản chất con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới. Để phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cần thực hiện tốt các phương pháp: Thông qua giáo dục và tự giáo dục giá trị; thông qua các cuộc vận động, phong trào xã hội; phát huy giá trị đi đôi với khắc phục các yếu tố phản giá trị. Những quan điểm của Người có giá trị lý luận to lớn, là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta xây dựng, phát triển nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hiện nay, tác động của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và cuộc Cách mạng 4.0 đang tạo cơ hội cho nước ta tiếp thu nhiều giá trị tiến bộ của nhân loại; kinh tế - xã hội không ngừng phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khơng ngừng nâng lên. Song bên cạnh đó đã tác động tiêu cực làm biến đổi chiều sâu tâm thức người Việt: Từ đề cao giá trị tinh thần sang đề cao giá trị vật chất; từ đề cao giá trị cống hiến sang đề cao giá trị hưởng thụ, làm cho hệ giá trị truyền thống tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam biến đổi theo xu hướng tích cực lẫn tiêu cực, được biểu hiện ở những hình thức, mức độ khác nhau. Thực trạng đó đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết đó là: Mối quan hệ giữa mục tiêu định hướng giá trị với thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam; mối quan hệ, tác động tích cực, tiêu cực của các nhân tố khách quan, chủ

quan đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, quan điểm cơ bản trong thời gian tới đó là: Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về giá trị con người; phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại; phát triển hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người

Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát

triển hệ giá trị của con người Việt Nam đó là: 1) Xây dựng, hồn thiện cơ chế,

chính sách phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay. 2) Đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, định

hướng giá trị của con người Việt Nam. 3) Phát huy năng lực tự giáo dục giá trị của mỗi người dân. 4) Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thực thi trong thực tiễn nhằm phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của con người Việt Nam. 5) Thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh trong q trình hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam. Mỗi một giải pháp đều có vai trị, tác dụng nhất định đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam. Vì vậy, cần được thực hiện đồng bộ trên tinh thần sáng tạo; đồng thời, mỗi một giải pháp cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi không ngừng của thực tiễn khách quan.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 160 - 168)