Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 96 - 99)

Thứ nhất, thơng qua tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, những ấn phẩm văn

hóa đồi trụy, phản động, làn sóng tội phạm, bạo lực từ nước ngồi xâm nhập vào nước ta, làm gia tăng những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Mặt trái của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang làm mai một đi nhiều giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, làm xuất hiện những thói xấu như: vụ lợi, ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tuyệt đối hóa các giá trị vật chất, coi nhẹ các giá trị tinh thần, coi giá trị vật chất là sự biểu hiện giá trị của con người... Theo một số liệu điều tra xã hội học ở Thành phố Hồ Chí Minh, có 82% ý kiến cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy lối sống coi trọng vật chất, coi nhẹ các giá trị tinh thần; 80% ý kiến cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho sự xâm nhập tràn lan các sản phẩm văn hóa có nội dung thiếu lành mạnh; 70,6% ý kiến lo ngoại về trình trạng suy thối tư tưởng, đạo đức, lối sống; 57,5% cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tâm lý hưởng lạc; 57% ý kiến hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy lối sống cá nhân, cực đoan, vị kỷ; 49,7% lo ngại về sự băng hoại đạo đức; 69,7% cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế khiến tệ nạn xã hội gia tăng [14, tr.150].

Thứ hai, tác động mặt trái của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm thay

đổi chiều sâu tâm thức và lối sống của người Việt. Từ khi nước ta mở cửa, hội nhập quốc tế, tâm lý tiêu thụ dần trở thành ý thức, tư tưởng của nhiều người, thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ vật chất đến tinh thần, từ kinh tế đến văn hóa, thậm chí cả trí tuệ lẫn tình cảm. Tư tưởng tiêu dùng đã biến cả nghệ thuật - một loại giá trị tinh thần không thể trao đổi - theo quan hệ kinh tế hàng hóa đơn thuần; giáo dục thành quan hệ đổi chác, mua bán; đời sống tâm linh, sự thờ cúng vốn thiêng liêng nhiều khi cũng trở thành nơi thu lợi nhuận. Lối sống duy kinh tế, duy phương tiện, tuyệt đối hóa giá trị vật chất của người phương Tây, thơng qua tồn cầu hóa đang tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi, lối sống của người Việt Nam, với những biểu hiện cụ thể như: Xu hướng chạy theo “mốt” gây nên sự lãng phí, khơng phù hợp với lối

sống giản dị, tiết kiệm vốn có của người Việt; lối sống tiêu thụ kiểu phương Tây đã dẫn đến sự phân biệt giàu - nghèo qua cách chơi trội trong sử dụng tiện nghi sinh hoạt.

Nhiều người Việt Nam hiện nay, nhất là một bộ phận giới trẻ đang có xu hướng “sính” dùng hàng ngoại, những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền mà khơng tính đến hiệu quả và điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình. Bộ phận đó cho rằng, việc sử dụng những đồ dùng sinh hoạt đắt tiền là sự thể hiện “đẳng cấp”, là sự biểu hiện giá trị con người. Mối quan hệ giữa con người với người bị chi phối bởi đồng tiền, hoặc những quan hệ vật chất, trao đổi lợi ích là chính; lịng nhân ái, bao dung dường như mờ nhạt; sự cưu mang, đùm bọc ít diễn ra một cách tự nguyện từ đáy lịng mà phải thơng qua kêu gọi, vận động. Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế dẫn đến sự chuyển hóa giữa những yếu

tố giá trị và phản giá trị trong đời sống xã hội; dẫn đến tình trạng “nhiễu loạn” mất phương hướng trong việc lựa chọn, định hướng giá trị, nhất là ở thế hệ trẻ. Do ảnh hưởng bởi phim ảnh có nội dung bạo lực, qua mạng internet và các phương tiện truyền thơng khác, khiến cho khơng ít thanh, thiếu niên lười lao động, khơng có ý chí phấn đấu vươn lên; khơng chịu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, đã sa vào các tệ nạn xã hội như: trộm cắp tài sản, cờ bạc, mại dâm, ma túy.

Thứ ba, cùng với tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng cơng

nghiệp 4.0 đang và sẽ tiếp tục có những tác động tiêu cực đến sự phát triển giá trị của con người Việt Nam. Quá trình lao động của con người được thay thế phương tiện kỹ thuật hiện đại dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cần cù của người Việt, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội nảy sinh. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi sâu sắc nhiều giá trị thuộc về con người như: quyền tự do cá nhân, ý thức về sự sở hữu, phương thức tiêu dùng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, sức khỏe, đạo đức và các quan hệ xã hội… Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra

những sản phẩm mới, hấp dẫn, lơi cuốn, làm xuất hiện tâm lý “sính” hàng ngoại khơng chỉ ở phương diện văn minh, mà cịn ở lĩnh vực văn hóa, lối sống, cách giao tiếp, ứng xử. Thực tế ở nước ta cho thấy, tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngồi đã tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, dẫn đến tình trạng phai nhạt tinh thần dân tộc, thậm chí quay lưng lại giá trị truyền thống dân tộc đã từng tồn tại hàng nghìn năm lịch sử một cách vô cảm. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho nhiều người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ rơi vào thế giới “ảo”, lối sống “ảo”, không phân biệt được đâu là đúng - sai, tốt - xấu, chân giá trị - giả giá trị, chính nghĩa - phi nghĩa.

Cách mạng cơng nghiệp 4.0 dẫn đến tình trạng kết nối, mở rộng giao lưu, giao tiếp ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, khiến con người khó làm chủ bản thân. Sự xuất hiện những hiện tượng như đồng tiền “ảo”; thanh toán “ảo”; kinh doanh “ảo”, lối sống “ảo” trao đổi qua mạng làm cho quan hệ, ứng xử có tính “thực” trong mơi trường văn hóa cộng đồng xã hội bị ảnh hưởng. Ngơn ngữ giao tiếp, tình cảm cá nhân khơng bị chi phối bởi cái “tinh tế”, cái chuẩn mực văn hóa, đạo đức và làm cho tính tổng hịa các quan hệ xã hội trong bản chất con người như C.Mác đã nói, có nguy cơ phai nhạt. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 làm cho các quan hệ, sự ứng xử văn hóa, đạo đức có xu hướng xa cách dần với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Những chuẩn mực giá trị văn hóa, đạo đức được hình thành, phát triển qua bao thế hệ có nguy cơ mai một, xã hội dần mất đi nét đẹp trong văn hóa giao tiếp truyền thống, thay vào đó là quan hệ cơng việc đơn thuần; sự giao tiếp tuy rộng, nhưng lại hạn chế chiều sâu về tính hiện thực của bản chất con người.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)