Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 94 - 96)

Thứ nhất, nhờ tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Việt Nam có điều kiện

mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tồn cầu hóa làm cho thế giới thu nhỏ lại như một “ngơi làng tồn cầu”; các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, tiếp thu tư tưởng của nhau, làm cho đời sống tinh thần của con người ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Tồn cầu hóa mang đến tư tưởng tự do sáng tạo của mỗi cá nhân. Thơng qua tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những tinh hoa văn hóa của nhân loại để khơng ngừng làm giàu thêm vốn giá trị văn hóa của dân tộc. Nhờ tồn cầu hóa, nhiều giá trị phổ qt của nhân loại như: dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, trách nhiệm, hợp tác... đã thâm nhập vào nước ta, giúp cho người Việt Nam nâng cao tầm hiểu biết, khắc phục lối tư duy thiên về cảm tính, duy tình, tác phong của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nâng lên tầm tư duy lý tính và thao tác của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Đây là cơ sở quan trọng để nâng trình độ sống của người dân Việt Nam bắt nhịp với các nước tiến tiến trên thế giới.

Thứ hai, tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam

mở rộng hợp tác với các nước phát triển trong việc giải quyết các vấn đề mang tính tồn cầu như: đấu tranh phịng, chống tội phạm; mơi trường sinh thái, dịch bệnh; việc làm; nâng cao hiệu lực và kinh nghiệm quản lý văn hóa - xã hội của Nhà nước... Tác động của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam có sự thay đổi: Về kinh tế, đó là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; về xã hội, đó là dịch chuyển từ một xã hội nơng nghiệp chiếm ưu thế sang xã hội công nghiệp. Sự biến đổi về kinh tế - xã hội kéo theo sự biến đổi về giá trị của con người: từ “con người xã hội” sang “con người cá nhân”, từ “con người tập thể” sang “con người cá thể”, từ “con người đoàn thể” sang “con người gia đình”, từ “con người phục vụ” sang “con người tồn tại”, từ “tồn tại bất ổn” sang “tồn tại an sinh”. Đây là sự biến đổi hợp quy luật phát triển của lịch sử nhân loại, hướng tới xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh.

Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo cơ hội và khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, tiếp thu tri thức của nhân loại, góp phần nâng cao dân trí. Thơng qua giao lưu văn hóa, thể thao, Việt Nam có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới, làm cho thế giới biết đến Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, giàu truyền thống; một đất nước yêu chuộng tự do, hịa bình, tơn trọng cơng lý, khoan dung; một dân tộc cần cù, thông minh, dũng cảm, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang bản sắc độc đáo. Tham gia vào quá trình tồn cầu hóa, các giá trị truyền thống con người Việt Nam khơng cịn bị “đóng khung” trong biên giới quốc gia - dân tộc, mà đã vượt ra khỏi lãnh thổ, hịa nhập với thế giới, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng giá trị chung của nhân loại. Như vậy, tồn cầu hóa

và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển văn hóa và con người, tự bản thân nó đã chứa đựng những yếu tố tích cực.

Thứ ba, cùng với tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ

của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có những tác động tích cực đến giá trị của con người Việt Nam. Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược cơng nghệ cao được Chính phủ Đức thơng qua vào năm 2012. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ chưa từng có, trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba “đại xu hướng” đó là: vật lý, số hóa và sinh học; hay là sự kết hợp của “ba thế giới” đó là: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật; đặc trưng là sự hợp nhất về mặt cơng nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam, tác động của Cách mạng 4.0 đang và sẽ làm chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải phóng sức lao động cho con người, nhờ đó góp phần nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp con người nâng cao năng lực tư duy, phong cách làm việc khoa học; mở rộng tầm giao lưu, giao tiếp giữa con người với con người, xóa nhịa ranh giới giữa dân tộc về văn hóa, cho phép tiếp thu nhiều giá trị của nhân loại. Cùng với đó, thành tựu khoa học cơng nghệ do Cách mạng 4.0 mang lại có thể ứng dụng trong cơng tác giữ gìn an ninh trật tự, đấu tranh phịng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)