Nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 99 - 108)

3.1.2.1. Tác động tích cực

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đường lối phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn về phát triển văn hóa, con người, nhằm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp; đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường. Điều đó được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng và các nghị quyết hội nghị Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII (1998) “Về

xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định mơ hình của con người Việt Nam trong giai đoạn mới gồm

năm đức tính: Có tinh thần u nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đồn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đồn kết, phấn đầu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Đảng ta coi xây

dựng, phát triển toàn diện con người là nhiệm trọng tâm trong xây dựng, phát triển văn hóa, “xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [34, tr.38]. Nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, Hội nghị Trung ương 9, khóa XI năm 2014 tiếp tục xác định mục tiêu hoàn thiện các chuẩn mực giá trị con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Tuy chưa sắp xếp thành hệ giá trị chuẩn, nhưng Hội nghị Trung ương 9, khóa XI đã xác định những giá trị của con người Việt Nam mà chúng ta hướng tới đó là: Tinh thần yêu nước, lịng tự hào dân tộc, đạo đức, có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; bảo vệ môi trường; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội; đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn, có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Có thể nói, Nghị quyết Hội

nghị Trung ương 9, khóa XI là sự tiếp nối, kế thừa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII nhưng ở tầm cao hơn, mang lại những nhận thức mới về văn hóa, thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Triển khai thực hiện Hội nghị Trung ương 9, khóa XI, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP, ngày 31/12/2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó xác định mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Từ mục tiêu chung, xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam; củng cố ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách

nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức. Đến năm 2030, phải hoàn thiện và phổ biến các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời tạo dựng những giá trị mới phù hợp để con người Việt Nam có nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, kỹ năng hội nhập phù hợp với sự phát triển của đất nước; đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, Đại hội XII xác định phải “đúc kết và xây dựng… hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [38, tr.29], trên các vấn đề cốt lõi: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Những phẩm đó vừa phản ánh sự kế thừa giá trị truyền thống con người Việt Nam, bước đầu bổ sung, định hình và phát triển một số giá trị theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, vừa là mục tiêu vươn tới, phải khơng ngừng hồn thiện, khẳng định sự phát triển bền vững của văn hóa, con người Việt Nam. Đặc biệt, lần đầu tiên trong một văn kiện, Đảng ta đã đúc rút và nêu ra bẩy đặc tính cơ bản của con người Việt Nam hiện nay đó là: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo. Từ những đặc tính chung đó, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị xây dựng thành những tiêu chí phẩm chất, năng lực của con người phù hợp.

Quan điểm chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển con người đã tác động tích cực đến việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đồng thời khắc phục những hạn chế, tiêu cực, tạo sức đề kháng trước tác động mặt trái của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường. Đây là nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi nếp tư duy cũ, lạc

hậu sang tư duy khoa học và tác phong công nghiệp cho người Việt Nam. Từ khi nước ta thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần làm dịch chuyển từ khơng gian nông thôn sang không gian đô thị. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, không gian nông thôn đang biến động theo xu hướng giảm dần: năm 2008 (72%), năm 2014 (66,9%) thay vào đó là khơng gian đơ thị có chiều hướng tăng lên: năm 2008 (28 %), năm 2014 (33,1%); q trình di dân từ nơng thơn ra thành thị và q trình đơ thị hóa khiến cho tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hằng năm ở thành phố lên đến 3,4%, trong khi ở nơng thơn chỉ có 0,4%. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp giảm từ 49,5 % năm 2010 xuống cịn 44,0% năm 2016, cùng với đó là sự tăng trưởng rất nhanh của khu vực công nghiệp, xây dựng, từ 21,0% năm 2010 lên 22,8% [157, tr.17].

Sự chuyển dịch từ một xã hội nông nghiệp chiếm ưu thế sang một xã hội công nghiệp tất yếu kéo theo sự thay đổi hệ giá trị của con người. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thay đổi nếp tư duy lạc hậu mang tính chất tiểu nơng, tạo ra những con người có tư duy khoa học, phong cách làm việc công nghiệp. Nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người Việt Nam được thụ hưởng nhiều giá trị như: việc làm, tăng thu nhập; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân khơng ngừng nâng lên; thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo, mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần giữa các cộng đồng người Việt Nam không ngừng được nâng lên.

Thứ ba, kinh tế thị trường khắc phục lối tư duy thiên về cảm tính,

phương thức tư duy kiểu “ngoại suy", chủ quan của người Việt Nam, nâng cao tư duy lý tính, nhận thức và hành động theo quy luật khách quan của thị trường. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, phát triển tới trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản, song không phải là sản phẩm riêng của

chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường không đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường của các nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương này không phải là sự gán ghép chủ quan, mang tính cơ học giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội, mà là sự kết tinh trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, là sự vận dụng sáng tạo xu thế khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội nước ta ngày càng phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cả nước đạt 2.367 nghìn đồng, trong đó khu vực thành thị đạt 3.964 nghìn đồng; khu vực nơng thơn đạt 2.038 nghìn đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 của cả nước tăng 31,9% so với năm 2012, trong đó khu vực thành thị tăng 32,6%; khu vực nơng thơn tăng 29,1% [157, tr.735]. Kinh tế thị trường loại bỏ dần thói quen dựa dẫm, ỷ lại, tác phong chậm chạp, thiếu năng động của người Việt Nam, vốn được hình thành từ trong cơ cấu kinh tế - xã hội một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, sản xuất phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên, lại được “dung dưỡng” trong thời kỳ bao cấp, để chuyển sang con người năng động, linh hoạt của thời kinh tế thị trường. Đây là sự biến đổi phù hợp quy luật, mang tính khách quan theo xu hướng tiến bộ, đã góp phần nâng cao giá trị con người Việt Nam.

Kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân luôn đề cao tinh thần trách nhiệm; gắn động cơ và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người. Kinh tế thị trường đã góp phần khắc phục lối tư duy chủ quan, cảm tính của người Việt, nâng cao năng lực tư duy lý tính, nhận thức và hành động theo quy luật khách quan của thị trường; đồng thời, kích thích sự năng

động, sáng tạo, bản lĩnh, khả năng thích nghi của mỗi cá nhân nhằm tăng năng xuất lao động. Quy luật khắt khe của kinh tế thị trường đào thải tư duy bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của người Việt, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến, thay vào đó là tư duy chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động, nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều đó đã góp phần khắc phục các sản phẩm yếu kém về nội dung và hình thức để tạo ra những sản phẩm mới ngày càng phong phú, có chất lượng.

3.1.2.2. Tác động tiêu cực

Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường tạo nên

sự thay đổi trong đời sống tâm lý người Việt Nam, từ đề cao giá trị tinh thần sang đề cao giá trị vật chất; từ đề cao giá trị cộng đồng, tập thể sang đề cao giá trị cá nhân dẫn đến chủ nghĩa cá nhân; từ đề cao giá trị cống hiến sang đề cao giá trị hưởng thụ. Kinh tế thị trường khiến cho thang giá trị xã hội bị xung đột, đảo lộn, thậm chí khủng hoảng; giá trị cá nhân, gia đình, xã hội đang biến động phức tạp. Biểu hiện rõ nhất ở giá trị đạo đức đang có chiều hướng xuống cấp nghiêm trọng, nhất là ở thế hệ trẻ, với số vụ trọng án ngày càng gia tăng. Kinh tế thị trường dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, coi thương trường là “chiến trường”, dẫn đến tình trạng ganh đua, dẫm đạp, thậm chí thủ tiêu lẫn nhau để tồn tại. Kinh tế thị trường làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội giữa miền xi với miền núi, giữa thành thị với nông thôn, giữa các giai tầng xã hội. Kinh tế thị trường làm cho lý tưởng sống ở khơng ít người, kể cả những người từng một thời sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc cũng đang bị lung lay. Nếu như trước đây, “lý tưởng”, “khát vọng” được coi là thiêng liêng mà con người cần vươn tới, thì ngày nay những khái niệm đó rất ít được đề cập đến, thậm chí bị coi là những điều không tưởng. Lý tưởng, niềm tin là động lực khiến người ta hành động, thậm chí sẵn sàng hy sinh; khi con người đã phai nhạt niềm tin, lý tưởng thì thường hướng tới những dục vọng thấp hèn.

Thứ hai, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường dẫn đến

tư tưởng chạy theo lợi ích vật chất, tuyệt đối hóa giá trị đồng tiền trong một bộ phận xã hội (kể cả người lao động vốn được coi là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chất và tinh thần) dẫn đến hiện tượng “tha hóa” trong lao động như C.Mác đã nói. Sản phẩm lao động trong một số trường hợp, khơng thể hiện trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp; trái lại, bị chi phối bởi những nhu cầu tầm thường trước mắt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến “bệnh” giả dối của người Việt bộc lộ, thể hiện rõ nhất ở tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa độc hại lại lan tràn trong xã hội. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (cịn gọi là Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) trong năm 2014, các lực lượng chức năng đã bắt giữ hơn 21.645 vụ hàng giả, tăng nhiều so với những năm trước. Do đó, mức độ tin tưởng của người dân Việt Nam hiện nay vào chất lượng của điều kiện sống (an toàn thực phẩm, giao thông, thân thể, chất lượng y tế, giáo dục) rất thấp, theo thống kê, chỉ chiếm 16,4% [146, tr.306].

Mặt trái của kinh tế thị trường làm cho tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sự suy thối phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên trở thành vấn nạn, làm xói mịn lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ ra tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận cịn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn cịn nghiêm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)