Trung thực là giá trị quan trọng hàng đầu của nhân cách con người, tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức. Trung thực có nghĩa là sự thật, được biểu hiện ở trong tư tưởng, lời nói và hành động, thành thực với chính mình, với người khác, với tập thể và hơn thế là với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, đức tính trung thực là giá trị quan trọng làm nên nhân cách con người Việt Nam; là phẩm chất tốt đẹp, tiêu chuẩn của đạo đức, từ đó khẳng định giá trị cá nhân, tạo nên uy tín và sức mạnh của tập thể. Trung thực, theo Hồ Chí Minh được biểu hiện qua ba mối quan hệ chủ yếu: với mình, với người, với việc. Đối với mình, trung thực từ trong suy nghĩ, luôn sống bằng cái tâm trong sáng, không tự cao, tự đại; ln “khắc kỷ, chính tâm”, nhận thấy ưu điểm của bản thân để phát huy, nhận thấy hạn chế của bản thân để khắc phục; trung thực thể hiện ở sự chân thành từ tư tưởng, lời nói cho đến hành động. Đối với người, trung thực thể hiện ở sự chân thành, thân ái, thẳng thắn, không dối trá,
thẳng thắn, trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị héo mịn đi.
Đối với cơng việc, có tinh thần trách nhiệm, tự giác, hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao, thật thà nhúng tay vào việc, “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ khơng phải chỉ nói sng, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” [90, tr.233-234].
Trung thực, theo Hồ Chí Minh được thể hiện ở lời nói đi đơi với việc làm; nói ít, làm nhiều, đã hứa là làm, lời nói chỉ có giá trị khi được thể hiện bằng những việc làm cụ thể; trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; luôn giữ chủ nghĩa cho vững. Trung thực của con người thể hiện rõ nhất ở sự thật thà trong tự phê bình và phê bình, “dựa vào sự thực, phải đào tận gốc rễ những khuyết điểm. Không nên thoa vẽ, che giấu. Khơng nên “ít thít ra nhiều”, càng khơng nên nói việc nhỏ bỏ việc lớn, nói việc cũ quên việc mới” [91, tr.359]. Thái độ tự phê bình và phê bình là tiêu chí đánh giá sự thật thà, thẳng thắn ở mỗi người, nhất là cán bộ đảng viên. Trong kinh doanh, đức tính trung thực, thật thà của thương nhân là cơ sở của lịng tin đối với người tiêu dùng, khẳng định uy tín, thương hiệu sản phẩm đối với xã hội, những hành vi “buôn lậu, trốn thuế, tổn hại cho cơng quỹ của Chính phủ và những bà con bn bán thật thà” [93, tr.297].
Trung thực theo Hồ Chí Minh là cơ sở của lịng tin giữa con người đối với nhau, tạo nên hình ảnh đẹp của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Rèn luyện đức tính trung thực cho người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ được Người đặc biệt coi trọng. Trong Thư gửi các cháu và các cán bộ các chiến trường
miền Nam, nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6/1955), Hồ Chí Minh viết:
“Yêu quý các em, chúng ta phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em “5 điều yêu”: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công… giúp cho nhi đồng phát triển sức khỏe và trí óc, thành những trẻ em có “4 tính tốt”: hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà” [94,
tr.337]. Hồ Chí Minh phê phán gay gắt thói “hữu danh, vơ thực”, làm việc khơng thiết thực, hiệu quả ở một số cơ quan, đơn vị, chỉ quen “làm láo, báo cáo hay”, “thành cơng ít, thì st ra nhiều. Cịn khuyết điểm thì giấu đi, khơng nói đến” [89, tr.341]. Người nghiêm khắc chỉ ra những hành vi gian dối, thiếu trung thực của một số tập thể, cá nhân đã lập “quỹ đen” gây nên tình trạng thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Cùng với trung thực, người Việt Nam rất coi trọng tinh thần trách nhiệm, là một trong những tiêu chuẩn của nhân cách. Về điều này, có học giả
cho rằng, người Việt Nam ln nhìn nhận con người ở bổn phận, trách nhiệm với gia đình, làng xóm, Tổ quốc, đồng bào của mình, “dù cho họ có bị thực dân Pháp cai trị, họ vẫn khơng thấy nhân cách người Pháp hơn họ. Họ phải chịu thua vì súng đạn chứ khơng chịu kém về giá trị con người . Dù cho họ thấy người Mỹ giàu có, nhưng họ vẫn khơng thấy người Mỹ hơn họ về nhân cách. Họ theo một nhân cách mới mà họ thấy rõ ràng là cao hơn, đó là nhân cách của những người cách mạng” [112, tr.134]. Theo Hồ Chí Minh, trách
nhiệm là nhận thức rõ việc cần phải làm, phải gánh vác hoặc nhận lấy về mình. Trong xã hội, ai cũng cần có tinh thần trách nhiệm, bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội như: gia đình, dịng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, cơng dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng hơn nữa là của nhân loại. Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương… Trách nhiệm cịn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ. Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi người dân Việt Nam, dù ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội đều phải ý thức về cơng việc của mình một cách tự giác. Đối
với cán bộ, đảng viên, tinh thần trách nhiệm cao nhất là hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì dù to hay nhỏ, dễ hay khó cũng sẵn sàng nhận với tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải "có gan phụ trách", dám nghĩ dám làm, chủ động, sáng tạo để có kết quả cao nhất. Nêu cao tinh thần trách nhiệm là phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri, làm việc với tinh thần tự giác. Làm việc cẩu thả, làm cho xong, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là khơng có tinh thần trách nhiệm. Cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm luôn “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không kèn cựa địa vị, “giàu sang khơng quyến rũ, nghèo khó khơng chuyển lay, uy vũ không khuất phục”; không mắc phải những căn “bệnh” như: chủ nghĩa cá nhân, tham ơ, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác.
Theo Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đấu tranh giành tự do độc lập, tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân thể hiện ở việc xác định rõ bổn phận của mình đối với Tổ quốc, bởi nước mất thì nhà tan, nước khơng được độc lập thì dân cũng chẳng có tự do. Vì thế, trách nhiệm của mỗi người dân là phải đặt “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết”, tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trách nhiệm của mỗi người dân thể hiện ở nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, dân làm chủ, dân là chủ, tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi người dân, dù ở vị trí nào trong xã hội đều nêu cao tinh thần trách nhiệm. Một xã hội mà trong đó, mỗi tập thể hay cá nhân biết sống, làm việc có tinh thần trách nhiệm là một xã hội lành mạnh, văn minh.