Nhân tố chủ quan với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

về hệ giá trị của con người Việt Nam

Tư tưởng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo và khái quát trên cơ sở nhận thức thực tiễn khách quan. Tác động biện chứng giữa nhân tố chủ quan với nhân tố khách quan đã hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam, đó là sản phẩm của cái “tâm”, cái “tầm” Hồ Chí Minh quyết định, thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, trong phẩm chất Hồ Chí Minh hội tụ nhiều giá trị truyền

thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Trước hết phải kể đến lòng yêu nước, tinh thần tự tơn dân tộc. Nhờ có lịng u nước, Hồ Chí Minh quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Dù trải qua bao sóng gió, gian khổ, khó khăn, Người vẫn khơng lùi bước, vẫn kiên định mục tiêu cuối cùng là giành độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Yêu nước là khát vọng cháy bỏng của Hồ Chí Minh, là tư tưởng cốt lõi chi phối mọi hành động cách mạng của Người. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước, Người chỉ có một “ham muốn tốt bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [99, tr.627]. Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, Người vẫn nghĩ đến dân, đến nước.

Hồ Chí Minh là biểu tượng của tinh thần đồn kết, nhân ái của dân tộc Việt Nam. Truyền thống quý báu ấy đã được Hồ Chí Minh nâng lên trở thành chiến lược cách mạng: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Người là một biểu tượng sáng ngời của truyền thống nhân ái, được nâng lên trở thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, nhưng vẫn đậm đà bản sắc Việt Nam. Tình u thương u con người ở Hồ Chí Minh là một tình cảm rất đặc biệt, không chung chung, trừu tượng, mà rất cụ thể với từng thân phận con người. Là lãnh tụ của dân tộc, Hồ Chí Minh ln hịa mình vào cuộc sống của nhân dân để hiểu rõ dân tình, hiểu thấu dân tâm; cảm thông sâu sắc nỗi khổ đau của mỗi người, mỗi gia đình Việt Nam. Trước lúc đi xa để gặp cụ C.Mác,

cụ Lênin và các vị cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh để lại mn vàn tình thân u cho toàn Đảng, toàn dân, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Có thể nói, trong trái tim nhân hậu của Hồ Chí Minh đều có chỗ dành cho tất cả mọi người.

Hồ Chí Minh là biểu tượng của phẩm chất trung thực, trách nhiệm. Trung thực từ trong suy nghĩ cho đến hành động, từ lời nói đến việc làm. Ở Hồ chí Minh, tư tưởng và hành động ln nhất qn, Người ln nói ít, làm nhiều, đã hứa là làm. Gần một phần tư thế kỷ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Người xác định rõ trách nhiệm của mình trước Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hồn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó như một người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận; sẵn sàng nhận khuyết điểm thay, khi cán bộ đảng viên làm trái đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh khơng nghĩ đến việc riêng, không màng đến danh lợi cho cá nhân mình. Trước lúc đi xa, nằm trên giường bệnh, Người vẫn một lịng, một dạ vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Hồ Chí Minh là biểu tượng của đức tính cần cù. Phẩm chất ấy được hình thành từ sự tiếp thu truyền thống lao động cần cù của dân tộc, của quê hương, gia đình và được phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nơi nổi của Người. Ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh từng phải lao động làm thuê như: phụ bếp, cào tuyết, bồi bàn, rửa ảnh… để kiếm sống và thực hiện hồi bão của mình, Người đã nêu tấm gương về tinh thần tự học mà thành tài, kiên trì học ngoại ngữ ở mọi lúc, mọi nơi, trở

thành một trong số ít lãnh tụ trên thế giới có khả năng sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc…). Với vốn ngoại ngữ chắc chắn, Hồ Chí Minh có thể tiếp thu những giá trị của nhân loại; có thể viết sách, báo tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với các nước thuộc địa nói chung, Việt Nam nói riêng. Khi đã trở thành lãnh tụ của

cây cối; vẫn giữ lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng, cầu kỳ.

Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Trước thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam những năm cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bằng mẫn cảm chính trị đặc biệt, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy những hạn chế của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời, người thì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, người thì “xin giặc rủ lịng thương”, để rồi từ đó quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước. Dù khơng phải là người Việt Nam đầu tiên ra nước ngồi mang theo khát vọng giải phóng dân tộc, không phải là người Việt Nam duy nhất tham gia Đảng Xã hội Pháp, nhưng chỉ có Hồ Chí Minh mới là người Việt Nam đầu tiên trở thành chiến sỹ cộng sản. Luận giải điều này chỉ có thể cắt nghĩa rằng, Hồ Chí Minh sinh ra trong bối cảnh nước mất, nhà tan, sớm mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, được bồi đắp bởi giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại, được tiếp xúc với sách, báo tiến bộ và được trải nghiệm qua hành trình tìm đường cứu nước. Người đã quyết định sáng suốt khi lựa chọn bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, tại Đại hội Tua (12/1920). Nhờ có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán tinh tường sáng suốt, Hồ Chí Minh khơng chỉ tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vơ sản - mà cịn có khả năng tiếp thu giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại.

Thứ hai, Hồ Chí Minh có ý chí, nghị lực và quyết tâm hiện thực hóa

tư tưởng của mình. Ý chí và nghị lực là những tố chất, năng lực tâm lý hình thành, phát triển ở con người: Ý chí là khả năng tự xác định mục đích cho hành động, khắc phục mọi khó khăn, nhằm đạt được mục đích đó; nghị lực là sức mạnh tinh thần, giúp con người vượt qua mọi khó khăn. Ý chí và nghị lực của mỗi người hình thành chịu tác động, ảnh hưởng bởi điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cũng như phụ thuộc vào năng lực nhận thức, hành vi của mỗi người. Ở Hồ Chí Minh, ý chí và nghị lực hình thành phát triển trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, được bồi đắp bởi truyền thống của quê

hương và gia đình, từ tố chất bẩm sinh và năng lực hoạt động thực tiễn của Người. Ý chí, nghị lực đã giúp Hồ Chí Minh vượt qua nhiều sóng gió, khó khăn, vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường cũng như sự đe dọa của kẻ thù, kiên định mục tiêu con đường đã chọn.

Trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam nói chung, xây dựng con người mới nói riêng, Hồ Chí Minh ln kiên định lập trường quan điểm, đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn, có những quyết định mang tính bước ngoặt lịch sử. Người luôn thể hiện rõ sự quyết tâm trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quan điểm của mình vào trong thực tiễn. Nhờ đó mà các cuộc vận động, phong trào xã hội

như: Phong trào xây dựng “Đời sống mới”, “Thi đua yêu nước”… đã được

triển khai và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)