Phát triển hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 138 - 141)

phù hợp với điều kiện hiện nay

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt phù hợp với điều kiện hiện nay. Cụ thể:

Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Nếu như trước đây, thời kỳ cả dân tộc Việt Nam cịn chìm đắm trong vịng nơ lệ, Hồ Chí Minh đã khơi dậy lịng u nước, tinh thần tự tôn dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, không cam chịu làm nô lệ, quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc, thì trong bối cảnh hiện nay, lịng u nước được thể hiện ở những điều bình dị hàng ngày mà ai cũng có thể làm được, thơng qua những hành động “sống đẹp, sống có ích” cho cộng đồng và xã hội; thể hiện ở ý thức về nỗi nhục đói nghèo, nỗi đau lạc hậu, từ đó làm bừng lên khát vọng cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh; thể hiện ở sự kiên định mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, kiên quyết chống lại những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; chấp hành nghiêm mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ vững độc lập tự chủ, tự cường. Quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; có dũng khí bảo vệ cơng lý, bảo vệ lẽ phải; thể hiện ở sự trung thành với Tổ quốc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia; giữ gìn hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế, phát huy lòng tự hào dân tộc; lấy tinh thần yêu nước là mẫu số chung để quy tụ sức mạnh đồn kết tồn dân tộc, đó là “nghĩa lớn” để vượt qua các “lợi nhỏ” của cá nhân và nhóm xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, lịng yêu nước cần được thể hiện một

cách tỉnh táo và bản lĩnh, bằng trái tim nóng để sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc và cái đầu lạnh để biết quan sát đánh giá sự việc một cách bình tĩnh, khơn khéo, không để kẻ thù lợi dụng.

Tiếp tục phát huy giá trị truyền thống đoàn kết trên cơ sở lấy mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng, để khắc chế những dị biệt mâu thuẫn. Tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của cộng đồng; khắc phục tư tưởng hẹp hịi, bè phái, thái độ hận thù dân tộc. Khơng phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo; không phân biệt người Việt Nam ở trong nước hay đang định cư ở nước ngoài. Tiếp

tục đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau để tạo sự đồng thuận xã hội. Giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, để vừa tạo sự đồng thuận xã hội, vừa tơn trọng cá nhân. Khắc phục tư tưởng hẹp hịi, bảo thủ khi rủ nhau “ta về ta tắm ao ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”; đoàn kết người Việt Nam ở trong nước với người Việt Nam ở nước ngoài, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế.

Phát huy giá trị truyền thống nhân ái, thương người như thể thương thân; quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua hoạn nạn, khó khăn, cùng vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc vì lợi ích chung của cộng đồng. Đẩy mạnh giáo dục lối sống trọng nghĩa tình, đề cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tương thân tương ái “lá lành đùm bọc lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn, “tối lửa tắt đèn” có nhau; lối sống khiêm nhường, bao dung, nhân ái, vị tha, yêu thương đồng loại; giải quyết những xung đột, mâu thuẫn xã hội bằng lý trí và tình cảm. Tích cực cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu như: dịch bệnh, phòng chống thiên tai, chống chủ nghĩa khủng bố, chống chiến tranh, bảo vệ hịa bình.

Coi trọng giáo dục đức tính trung thực và trách nhiệm cho người Việt Nam, chống thói giả dối, thủ đoạn theo kiểu “tinh vặt”. Coi phẩm chất trung thực là giá trị hàng đầu của nhân cách, là cơ sở của lòng tin đối với mọi người xung quanh, với xã hội và bạn bè quốc tế. Giáo dục lối sống trung thực, bắt đầu từ trau dồi tư tưởng, tình cảm đến rèn luyện trở thành hành vi đạo đức, thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hình thành trong mỗi người dân Việt Nam ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, với Tổ quốc; thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân.

Phát huy đức tính cần cù, sáng tạo của người Việt Nam, để đức tính q báu này khơng rơi vào “huyền thoại”. Cần cù được thể hiện trên các lĩnh vực hoạt động: lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học… nhằm tạo ra

nhiều sản phẩm cho xã hội. Giáo dục lối sống giản dị, tiết kiệm, chống thói lười biếng, tiêu dùng xa xỉ, hoang phí. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, coi đó là “kẻ thù của nhân dân”, là “giặc nội xâm” như Hồ Chí Minh đã dạy. Tạo mơi trường thuận lợi và cơ chế, chính sách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của người Việt Nam trong thời đại kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Bổ sung, phát triển hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam những nội dung mới mang hơi thở thời đại gắn với việc sàng lọc, tiến tới loại trừ dần những yếu tố phi giá trị. Bởi lẽ, chìa khóa của việc xây dựng hệ giá trị của con người không chỉ nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị cốt lõi, tiêu biểu, mà còn ở việc xác định các tật xấu cơ bản cần được loại trừ. Trong thời gian tới, bên cạnh việc phát huy các giá trị truyền thống tiêu biểu của người Việt Nam, tiếp tục khắc phục, hạn chế những biểu hiện tiêu cực, phi giá trị như: Chủ nghĩa cá nhân; tư tưởng cục bộ địa phương chủ nghĩa; thói cào bằng, đố kỵ; giả dối, thiếu ý thức pháp luật; sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống… với lộ trình, bước đi thích hợp, bằng hệ thống giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 138 - 141)