Phát huy năng lực tự giáo dục giá trị của mỗi người dân

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 152 - 155)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực về năng lực tự học, tự rèn luyện mà thành tài. Nhờ phẩm chất đó, Người có thể tiếp thu nhiều giá trị của dân tộc và nhân loại để làm giàu vốn tri thức của bản thân, để từ đó vận dụng vào trong cuộc sống và hoạt động cách mạng. Quán triệt tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh về tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện, chúng ta cần coi trọng phát huy năng lực tự giáo dục cho mỗi người dân để mỗi người dân tự hồn thiện bản thân, góp phần vào việc xây dựng, phát triển hệ giá trị xã hội. Muốn vậy, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, thơng qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục để mỗi người

dân nhận thức rõ sự cần thiết phải tự giáo dục theo giá trị định hướng. Bản chất của giáo dục suy cho cùng là tự giáo dục, chỉ khi nào con người tự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải giáo dục mới có thể biến q trình giáo dục thành q trình tự giáo dục. Giáo dục giá trị cũng như vậy. Chỉ khi nào mỗi cá nhân tự ý thức về sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện để hướng tới cái đẹp, cái cao cả, tránh xa cái xấu, cái thấp hèn, mong muốn phấn đấu để từng bước hồn thiện nhân cách thì khi ấy mới có thể biến thành động cơ thúc đẩy hành vi tự giác ở mỗi người. Quá trình giáo dục, định hướng giá trị cho con người Việt Nam sẽ không đạt kết quả nếu tách rời với quá trình tự giáo dục của mỗi cá nhân.

Vì vậy, vấn đề quan trọng là ở chỗ, trước hết phải làm cho mỗi người dân Việt Nam nhận thức đầy đủ, sâu sắc về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và sự cần thiết phải tự giáo dục theo định hướng giá trị. Phải làm cho mỗi người dân Việt Nam luôn trân trọng giá trị độc lập, tự do mà mình đang có, từ đó nâng cao thêm lịng u nước, tự hào dân tộc, tích cực đóng góp cơng sức, trí tuệ của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có tinh thần gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng xã hội, biết giải quyết hài hịa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể; có lịng nhân ái, khoan dung, biết u thương và sẵn sàng chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác; có đức tính trung thực, ý

thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội; cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu. Mỗi cá nhân phải trở thành một thành tố trung tâm của giáo dục, không tiếp nhận giáo dục một cách thụ động, mà phải thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ: vừa có trách nhiệm nâng cao giá trị cho bản thân mình, lại vừa giáo dục giá trị cho người khác, góp phần làm cho mỗi yếu tố trong hệ giá trị của con người ngày càng hoàn thiện hơn, được cộng đồng xã hội tôn trọng và ghi nhận.

Điều cần lưu ý là, năng lực nhận thức của mỗi người trong xã hội khác nhau, không phải ai cũng nhận thấy sự cần thiết phải tự giáo dục theo chuẩn giá trị; mặt khác, nhận thức của con người là một q trình đi từ khơng đến có, từ thấp đến cao, từ chưa hồn thiện đến hồn thiện. Vì thế, chúng ta cần tác động vào nhu cầu nhận thức cho người dân, phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Cần tác động bằng nhiều hình thức và biện pháp để mọi người dân từng bước nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về sự cần thiết phải tự giáo dục theo chuẩn giá trị; cần tạo dư luận xã hội, thơng qua đó điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người. Phối hợp và sử dụng có hiệu quả các hình thức tuyên truyền, kết hợp với công cụ luật pháp để định hướng dư luận xã hội, điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi người theo mục tiêu xác định.

Thứ hai, ngoài việc tác động vào nhu cầu nhận thức, cần hình thành

trong mỗi người dân năng lực đánh giá, thẩm định giá trị, để có thể phân biệt được đúng - sai, tích cực - tiêu cực, cao cả - thấp hèn, hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ. Thông qua tuyên truyền, giáo dục, trang bị cho người dân những kỹ năng cần thiết để hoạt động một cách có hiệu quả và để sống tốt hơn. Bởi giữa kỹ năng sống và giá trị con người (cá nhân) có mối quan hệ tương tác với nhau, trong đó giá trị con người là cơ sở để hình thành kỹ năng sống; ngược lại, kỹ năng sống làm cho giá trị con người hình thành và phát triển đẩy đủ hơn. Theo các tổ chức giáo dục, kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: 1) Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư

duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả. 2) Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm… 3) Học để cùng chung sống: gồm các kỹ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm… 4) Học để làm người: gồm các kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kiểm sốt cảm xúc, tự nhận thức, tự tin... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng dạy: Học để làm việc, học để làm người, học để phụng sự Tổ quốc, nhân dân và nhân loại, đã tạo ra những thế hệ người Việt Nam mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân, thơng qua giáo dục và quá trình hoạt động hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ xã hội… Khi có được những kỹ năng ấy, mỗi cá nhân sẽ có cách ứng xử đúng đắn, biết bảo vệ và hướng tới những gì tích cực và rời xa những gì tiêu cực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trước sự biến đổi hệ giá trị của con người ở nước ta hiện nay, nhất là giá trị đạo đức. Giá trị của cá nhân hình thành sẽ góp phần phát triển những giá trị của cộng đồng và khi những giá trị của cộng đồng phát triển sẽ tác động trở lại, nâng cao giá trị của cá nhân.

Thứ ba, mỗi cá nhân phải coi tự giáo dục là một quá trình tự thân và

được diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời mình. Tự giáo dục ln địi hỏi ở mỗi người sự kiên trì, bền bỉ, khơng chủ quan, tự mãn. Điều quan trọng là ở chỗ, tự giáo dục không chỉ thể hiện ở tư tưởng, lời nói, khơng phải là “đóng cửa tu thân” kiểu Nho giáo, mà thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn; thông qua các mối quan hệ xã hội, từ hẹp nhất là mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và rộng hơn nữa là giữa cá nhân với Tổ quốc. Tự giáo dục ln địi hỏi ở mỗi người tinh thần tự giác, “khắc kỷ, chính tâm”, nhìn thấy rõ ưu điểm của bản thân để phát huy, những hạn chế của bản thân để khắc phục. Chỉ khi nào con người tích cực, tự giác giáo dục, rèn luyện theo chuẩn giá trị, mới có thể biến những giá trị xã hội thành giá trị

của cá nhân, từ đó lan tỏa trở thành giá trị của cộng đồng và giá trị chung của dân tộc. Tự giáo dục là con đường ngắn nhất để có thể hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 152 - 155)