HIỆN NAY
3.2.1. Yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc
Trước tác động của những nhân tố khách quan, chủ quan nhưng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc vẫn là giá trị cốt lõi, được các thế hệ người Việt Nam trân trọng, gìn giữ và phát huy; vẫn được coi là giá trị thiêng liêng, được xếp ở vị trí cao nhất trong thang giá trị tinh thần của người Việt. Theo kết quả điều tra của Ngô Đức Thịnh, giá trị truyền thống yêu nước chiếm ở vị trí cao nhất trong tổng số 19 giá trị được đưa ra khảo sát, chiếm 86,2%. Hiện nay, giá trị này vẫn còn được lưu giữ với kết quả 85,5% [149, tr.110]. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu do Nguyễn Ngọc Phú thực hiện cũng cho thấy, tuyệt đại đa số người trả lời chọn “Có tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa” làm phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người Việt Nam. Giá trị này được xếp ở vị trí thứ nhất trong thang giá trị tinh thần, với điểm trung bình đạt tới 2,78/3. Phẩm chất “Tự hào là người dân Việt Nam” cũng được xếp hạng cao: ở vị trí thứ tư với điểm trung bình là 2,62/3 [163, tr.281], mặc dù vẫn cịn một bộ phận thanh, thiếu niên chưa có biểu hiện rõ ràng thái độ, tinh thần yêu nước, trước tương lai, vận mệnh dân tộc. Theo kết quả cuộc điều tra giá trị châu Á, nhằm khảo sát điều tra thái độ đối với giá trị xã hội của thanh niên cũng cho thấy, có 98,6% thanh niên Việt Nam được hỏi có lịng tự hào dân tộc, trong khi đó ở Singapo: 90,7%, Trung Quốc: 88,3%, Nhật Bản: 87, 9%, Triều Tiên: 81%, Hồng Kông: 74,2%, Đài Loan: 64,4% [55, tr.148]. Số người Việt Nam được hỏi phần lớn
đều khẳng định có nhu cầu giáo dục tinh thần yêu nước, chiếm 82,7%, trong khi đó Trung Quốc: 80,8%, Triều Tiên: 66%, Đài Loan 60,5%, Singapore: 46,4%, Hồng Kông: 46%, Nhật Bản: 36% [55, tr.222].
Thực tế cho thấy, người Việt Nam vẫn luôn đề cao giá trị truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, dù được biểu hiện dưới những dạng thức mới, song không kém phần mãnh liệt so với trước đây. Chiến tranh đang lùi dần về quá khứ, khiến cho nhiều người lo ngại rằng lịng u nước, tinh thần tự tơn dân tộc của người Việt Nam liệu có lụi tàn? Song, điều đó là khơng thể. Hằng năm, cứ đến dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc hành hương về Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ như tìm về cội nguồn dân tộc với một tình cảm thiêng liêng. Từ lâu, câu thơ "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3" đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi người dân nước Việt, để ngày Quốc giỗ không chỉ là dịp mỗi người dân Việt Nam thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lịng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng có cơng dựng nước và các bậc tiền nhân đã kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm giữ nước, mà còn là ngày hội quần tụ của cả dân tộc; là ngày để mỗi người dân Việt Nam khẳng định sức mạnh trường tồn, mãnh liệt của văn hóa, con người Việt Nam. Ngày 6/12/2012, UNESCO đã cơng nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Từ đây, ý nghĩa của giỗ Tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến, góp phần khẳng định giá trị truyền thống yêu nước Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Cùng với đó, nhiều hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” lôi cuốn đông đảo thế hệ trẻ tham gia như: Viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, Thành cổ Quảng trị, Ngã ba Đồng Lộc; thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng. Hằng năm, có hàng chục nghìn thanh niên tình nguyện đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai để thực hiện các hoạt động chia sẻ cộng đồng. Nhiều kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở
nước ngoài vẫn thường xuyên hướng về quê hương, Tổ quốc, đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Gần đây, chúng ta đã chứng kiến hình ảnh hàng vạn cổ động viên Việt Nam mặc áo màu cờ Tổ quốc, nhiệt huyết cổ vũ và ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá quốc gia trong các trận đấu tranh giải khu vực và châu Á… Những hình ảnh đó cho thấy lịng u nước, tinh thần tự tơn dân tộc vẫn luôn tồn tại bền vững, thiêng liêng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Chỉ có điều, chúng ta phải làm thế nào để giá trị quý báu ấy tiếp tục được bồi đắp và phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh mới hiện nay.
Bên cạnh mặt tích cực nêu trên, tác động mặt trái của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường đã làm cho khơng ít người dân có tư tưởng so sánh, rồi bi quan về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác trong khu vực và thế giới, dẫn đến phai nhạt lý tưởng, hoài nghi về con đường độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc, nhiều người dân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hy sinh, xả thân vì Tổ quốc, thì giờ đây tinh thần ấy đang có dấu hiệu giảm sút. Thời kinh tế thị trường, khơng ít người có tư tưởng, lối sống thực dụng, chỉ nghĩ đến thu vén lợi ích cá nhân mà khơng quan tâm đến lợi quốc gia, dẫn đến sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên.
Lòng yêu nước của người Việt hiện nay chưa gắn với lòng tự trọng, danh dự, ý thức pháp luật. Lịng u nước chân chính khơng song hành cùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khơng đồng nghĩa với hành động q khích. Khi lịng u nước được thể hiện một cách đúng đắn, tỉnh táo và sáng suốt sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho quốc gia, dân tộc; ngược lại, nếu bị kẻ xấu lợi dụng thì từ một người dân yêu nước sẽ trở thành vi phạm pháp luật, thậm chí trở thành kẻ chống lại Tổ quốc mình, dân tộc mình. Thực tế ở một số địa phương thời gian qua cho thấy, các thế lực phản động thù địch đã lợi dụng sự yếu kém
trong quản lý kinh tế, xã hội của chính quyền địa phương; lợi dụng lịng u nước nhiệt thành nhưng thiếu hiểu biết pháp luật của người dân để dụ dỗ, lơi kéo tham gia hoạt động biểu tình, có những hành vi quá khích gây sức ép, yêu sách về quyền lợi gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích chung dân tộc. Dù rằng, mỗi một người dân Việt Nam đều có
cách thể hiện lịng u nước theo cách của riêng mình, nhưng phải trên cơ sở có văn hóa, đúng pháp luật.
3.2.2. Đoàn kết
Đoàn kết là một trong những giá trị tiêu biểu, ln được xếp ở vị trí cao trong thang giá trị truyền thống của dân tộc, hiện vẫn được gìn giữ và phát huy. Đảng ta coi đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn sức mạnh to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết tồn dân tộc. Từ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh coi đồn kết là “then chốt” của thành cơng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm tăng cường, củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Mặc dù tác động của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường và Cách mạng công nghiệp 4.0, song người Việt Nam vẫn giữ được tinh thần đoàn kết. Theo kết quả thống kê của Ngô Đức Thịnh, trong tổng số 19 giá trị được đưa ra khảo sát thì đồn kết là giá trị đứng ở vị trí thứ hai sau giá trị truyền thống yêu nước, chiếm 78,3%. Hiện nay, giá trị này vẫn còn được lưu giữ, chiếm 74,7% [149, tr.110]. Kết quả khảo sát của Trần Ngọc Thêm cũng cho thấy, có 68,3% số người được hỏi xếp tinh thần đồn kết đứng ở vị trí thứ hai trong tổng số 35 phẩm chất được đưa ra khảo sát. Phần lớn ý kiến được hỏi (71,1%) cho rằng phẩm chất quan trọng cần được gìn giữ, phát huy, trong đó có tình đồn kết [146, tr.340]. Thực tế cho thấy, quan niệm truyền thống “Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại nên hịn núi cao”, “vắng anh em xa có láng giềng gần” “lá lành đùm bọc lá rách”… hiện vẫn đang tồn tại trong suy nghĩ, lối sống của người Việt. Đây đó, trong các thơn xóm, bản làng từ miền xi cho đến miền núi, trong các khu phố nhỏ hay ở các thành phố lớn, chúng ta vẫn thấy cảnh người dân thường xuyên quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; họ tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, hội phường… để có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong cơng việc. Tinh thần đồn kết của người Việt hiện nay khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia để đến với các nước trong khu vực và quốc tế, trên tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển. Tính đến nay, Việt Nam đã quan hệ hợp tác với trên 168 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước.
Bên cạnh mặt tích cực nêu trên, tinh thần đồn kết của người Việt hiện nay vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Biểu hiện trước hết ở chỗ, tư tưởng cục
làng nào làng ấy thờ” đang có xu hướng phát triển thành các “nhóm lợi ích”. Các nhóm này vừa có lợi ích chung lại vừa có lợi ích riêng, vừa có lợi ích tích cực lại vừa có lợi ích tiêu cực. Lợi ích nhóm tiêu cực có xu hướng phát triển lấn át các nhóm lợi ích tích cực, được biểu hiện dưới những dạng thức khác nhau, gây khó khăn trong quản lý xã hội và đấu tranh chống tham nhũng. Điều này đã được Đảng ta tổng kết thành các hành vi “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương” [36, tr.262]. Không phải ngẫu nhiên mà dư luận xã hội đã tổng kết: muốn có chức quyền, lợi ích phải có “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng mới là trí tuệ”. Ở một số nơi, người dân chưa
thực sự được là chủ, được làm chủ; trong sinh hoạt tập thể (sinh hoạt Đảng hoặc chính quyền) thường có tư tưởng “đồn kết xi chiều” đúng như lúc sinh thời Hồ Chí Minh từng cảnh báo. Mọi người phụ họa theo ý kiến của người đứng đầu, e ngại, khơng dám phát biểu chính kiến của mình với tâm lý phổ biến “im lặng là vàng”, “thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý”. Tình trạng dân chủ hình thức mà thực chất là mất dân chủ nhưng biểu hiện tinh vi, phức tạp núp dưới vỏ bọc “đúng quy trình”, “đúng quy chế” trong cơng tác cán bộ gây nên những hệ lụy, làm nảy sinh tình trạng mất đồn kết nội bộ, hình thành các “nhóm lợi ích” tiêu cực, làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Quyền bình đẳng giữa các cộng đồng dân tộc chưa thực hiện tốt, còn khoảng cách khác biệt về nhu cầu hưởng thụ giá trị vật chất, văn hóa tinh thần giữa miền xuôi với miền núi, giữa thành thị với nông thôn, cũng như giữa các cộng đồng dân cư. Tư tưởng bè phái, tình
trạng cục bộ địa phương chủ nghĩa vẫn tồn tại, để cùng nhau hưởng lợi, bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia.
Cùng với đó, tư tưởng “xấu đều hơn tốt lỏi”, “con gà tức nhau tiếng gáy” vốn ăn sâu trong tiềm thức người Việt, lại được nuôi dưỡng trong thời kỳ bao cấp với tư duy thiên kiến, lạc hậu, nhầm lẫn khái niệm giữa “cơng bằng” với “cào bằng” đến nay vẫn tồn tại. Thói cào bằng, đố kỵ đang kìm hãm sự
nảy nở sáng kiến, tài năng của con người, nó buộc những người tốt phải xấu theo cái xấu chung quanh. Bởi cái tốt chiếm số ít trong cái xấu phổ biến sẽ trở nên “dị biệt” theo nghĩa xấu, khiến cho nhiều người khi thấy người khác làm sai, thay vì góp ý phê bình, hoặc ít ra cũng tự mình kiên trì làm đúng, thì dù khơng muốn nhưng họ vẫn buộc phải sai theo “cho khỏi lạc đàn”. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất đồn kết; dẫn đến tình trạng người Việt Nam dù có tư chất thơng minh, khéo léo nhưng không hợp tác được với nhau, khiến cho những phẩm chất tốt của từng người, những mặt mạnh của từng địa phương không thể phát huy được, gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả khảo sát của Trần Ngọc Thêm, bệnh bè phái chiếm 52,3% trên tổng số 5.589 người tham gia thừa nhận, là tật xấu đứng ở vị trí thứ 10 trong số 34 tật xấu của người Việt [ 146, tr.320].
Người Việt Nam có tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hồn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, cịn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
3.2.3. Nhân ái
Nhân ái là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, đến nay vẫn được coi là một giá trị tiêu biểu trong thang giá trị tinh thần của người Việt. Những năm vừa qua, mặc dù tác động tiêu cực của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường nhưng truyền thống nhân ái của người Việt Nam vẫn được gìn giữ và phát huy. Theo kết quả khảo sát của Ngô Đức Thịnh, trong tổng số 19 giá trị nổi bật của dân tộc Việt Nam thì thương người (nhân ái) đứng ở vị trí thứ bẩy, chiếm 27,9%. Hiện nay giá trị này vẫn được nhiều người Việt Nam xem là giá trị quan trọng cần tiếp tục phát huy hơn nữa, chiếm tỷ lệ 29,2% [149, tr.110]. Còn theo kết quả khảo sát của Trần Ngọc Thêm, trong số 35 phẩm chất được đưa ra khảo sát thì lịng nhân ái, thương người đứng ở vị thứ thứ năm, chiếm 61,9% [146, tr.429]. Số liệu trên là một trong những minh chứng cho thấy
lòng nhân ái vẫn là một trong những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Giá trị truyền thống nhân ái vẫn thấm sâu trong tâm thức người Việt,
bất chấp sự tác động tiêu cực của các nhân tố khách quan, thể hiện rõ trong