Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt sâu sắc quan điểm,

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 135 - 136)

dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về giá trị con người

Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người Việt Nam và xu thế phát triển chung của thời đại. Đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, con người, trong đó có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI và Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng nhằm “xây dựng… con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” [10, tr.57-58]; “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng… hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [38, tr.126-127]… làm cho các quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển văn hóa, con người thấm sâu vào trong nhận thức của mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân, từ đó biến thành động cơ, mục đích nhằm mục tiêu hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam; làm cho mỗi người Việt Nam hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Khẳng định, tôn vinh cái tốt, cái cao thượng; đấu tranh phê phán cái xấu, cái thấp hèn, làm lan tỏa sâu rộng các giá trị nhân văn.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI của Đảng về hệ giá trị của con người Việt Nam, với những đặc tính: yêu nước, nhân ái, nghĩa

tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo, tiếp tục cụ thể hóa thành những phẩm chất, chuẩn mực để mỗi cộng đồng, tập thể và cá nhân lựa chọn trên cơ sở thái độ, niềm tin, sở thích và tâm thế, nhằm hình thành động cơ, xu hướng hoạt động và ứng xử phù hợp. Xây dựng hệ giá trị của con người Việt Nam đảm bảo mối quan hệ giữa tính thống nhất với tính đa dạng, tính phổ biến với tính đặc thù; giữa giá trị chung của dân tộc với giá trị cộng đồng và giá trị cá nhân; đảm bảo yêu cầu vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, phát triển hài hịa các yếu tố: đức, trí, thể, mỹ. Tiếp tục hồn thiện giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam về đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; tơn vinh cái tốt, cái cao thượng, đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái thấp hèn; chống các hành vi sai trái, tiêu cực, sự xuống cấp về đạo đức, hình thành lối sống cao đẹp “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.

Nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan những tác động tích cực lẫn tiêu cực của q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và cuộc Cách mạng 4.0 đến sự biến đổi hệ giá trị của con người Việt Nam; tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng giá trị cho con người Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi, nhằm phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 135 - 136)