Theo Hồ Chí Minh, phát huy những giá trị truyền thống của con người Việt Nam cần thông qua các cuộc vận động, phong trào xã hội có sức hấp dẫn và lan tỏa sâu rộng. Các cuộc vận động, phong trào xã hội càng rộng lớn, thu hút nhiều người tham gia bao nhiêu thì các giá trị truyền thống của dân tộc càng được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước bấy nhiêu. Vì thế, sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, Hồ Chí Minh cùng với Chính phủ phát động phong trào Sẻ cơm nhường áo, Hũ gạo tiết kiệm, Ngày đồng tâm… mà bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực trong thực hành. Theo Người, thơng qua các phong trào mang tính nhân văn này khơng chỉ góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt bởi nạn đói, mà điều quan trọng hơn là khơi dậy và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp như: đoàn kết, tương thân, tương ái… vốn có của dân tộc.
Nhằm phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh phát động phong trào xây dựng Đời sống mới. Theo Người, “đời sống mới” khơng phải là cái gì cao xa, mà đó là “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” [89, tr.113]. Người đưa ra những quan điểm chỉ đạo xây dựng đời sống mới trên bình diện cộng đồng (đời sống chung) và đời sống mới ở phạm vi cá nhân (đời sống riêng). Đời sống mới bao gồm: Đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba mặt đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức là “gốc”, là giá trị cốt lõi của con người. Đạo đức phải được thể hiện trong lối sống và nếp sống; là cơ sở để xây dựng lối sống và nếp sống mới lành mạnh hơn, hướng con người vươn tới
tầm cao văn hóa. Xây dựng đạo đức mới được tiến hành đồng thời với xây dựng lối sống và nếp sống mới. Mỗi tập thể, cá nhân, tùy thuộc vào vị trí, vai trị của mình trong xã hội mà thực hành đời sống mới cho hợp; thực hiện nếp sống có văn hóa, từ bỏ những phong tục, tập qn, thói quen lạc hậu. Xây dựng nếp sống mới thơng qua các cuộc vận động, phong trào xã hội phải thường xuyên, liên tục, tránh kiểu “đầu voi, đuôi chuột”. Phong trào xây dựng “Đời sống mới” đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời khắc phục, tiến tới loại bỏ những mặt hạn chế, tiêu cực trong con người Việt Nam.
Nhằm phát huy giá trị truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, ý thức trách nhiệm… của mỗi người dân, Hồ Chí Minh phát động phong trào “Thi đua yêu nước” vào giữa năm 1948. Người chỉ rõ: “Tư tưởng yêu nước phải tỏ
ra trong công việc thực tế… phải sửa đổi ít nhiều trong cơng việc thi đua, làm cho phong trào thi đua sâu hơn và thiết thực hơn nữa” [91, tr.188]; thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và vững, góp phần nâng cao lịng u nước nồng nàn, sự giác ngộ chính trị của người dân. Đã là người Việt Nam yêu nước thì phải hăng hái thi đua và những người hăng hái thi đua là những người yêu nước nhất. Thi đua yêu nước khơng dừng lại ở trong tư tưởng, lời nói, ở những khẩu hiệu hành chính, mà được thể hiện bằng những hành vi cụ thể, thiết thực. Điều quan trọng là phải làm cho mỗi người dân hăng hái thi đua yêu nước, diễn ra ở tất cả các ngành, các địa phương. Nông dân thi đua chăn nuôi, trồng trọt tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội để ni sống bản thân, gia đình và đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước. Công nhân hăng hái thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến sản xuất, tăng năng xuất lao động. Bộ đội hăng hái thi đua giết giặc lập công. Giới văn nghệ sỹ thi đua sáng tác những tác phẩm hay, có tác dụng giáo dục, cổ vũ tinh thần dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Cán bộ viên chức hăng hái thi đua thực hành cần, kiệm, liêm, chính, ý thức, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc.
Hưởng ứng phong trào “Thi đua yêu nước” do Hồ Chí Minh và Đảng ta phát động, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cả nước dấy lên nhiều phong trào thi đua sôi nổi, diễn ra ở hầu khắp các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân. Tiêu biểu trong phong trào thi đua phải kể đến: “Đại phong” trong nông nghiệp, “Duyên Hải”
trong công nghiệp, “Thành công” trong thủ công nghiệp, “Hai tốt” trong
đội ngũ giáo viên và học sinh, “Ba nhất” trong quân đội, “Ba đảm đang” ở tầng lớp phụ nữ, “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, “Nghìn việc tốt” trong
thiếu niên và nhi đồng… Qua các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện
nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu đã được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”, “Chiến sỹ thi đua” như: 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh); 12 nữ chiến sĩ “Tiểu đội thép” anh dũng hy sinh ở Truông Bồn (Nghệ An); Anh hùng Trịnh Tố Tâm với 53 lần được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; Anh hùng Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến diệt quân thù”; các anh hùng liệt sĩ: Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm; Anh hùng Lao động Hồ Giáo và nhiều tấm gương sáng ngời khác. Phong trào “Thi đua yêu
nước” do Hồ Chí Minh và Đảng ta phát động đã góp phần phát huy nhiều
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được thể hiện sinh động ở trong học tập, lao động sản xuất, chiến đấu; góp phần tích cực vào thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Cùng với phong trào thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh phát động phong trào “Người tốt, việc tốt”, nhằm phát hiện những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu, tôn vinh những giá trị tích cực. Người khẳng định: tấm gương “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có” [99, tr.663]. Những việc làm tưởng chừng như rất nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày nhưng vô
cùng ý nghĩa, đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Họ là những bông hoa đẹp trong vườn hoa chung của dân tộc. Lấy những tấm gương người tốt, việc tốt để “hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [99, tr.672]. Nhận thức rõ điều đó, ngay từ năm 1959, Hồ Chí Minh đã yêu cầu báo của Đảng và của các đoàn thể mở ra mục “Người mới, việc mới” để song hành cùng với các phong trào thi đua yêu nước đang diễn ra sôi nổi ở các cấp, các ngành, các địa phương. Sau này, Hồ Chí Minh chủ trương viết sách về người tốt, việc tốt cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Qua các phương tiện thông tin như báo, đài… Người phát hiện những tấm gương người tốt, việc tốt của tập thể và các cá nhân để gửi thư hoặc tặng quà. Đã có gần 4.000 huy hiệu Bác Hồ được Người trao tặng trong phong trào “Người tốt, việc tốt”; Người tập hợp gương người tốt, việc tốt, yêu cầu cho in thành sách để tôn vinh và nhân rộng những giá trị tốt đẹp trong xã hội.
Các cuộc vận động, phong trào thi đua do Hồ Chí Minh và Đảng ta phát động có sức sống và lan tỏa sâu rộng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong cộng đồng, góp phần hình thành nên phẩm chất tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa: Đó là những con người có lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân; biết đặt lợi ích của cá nhân trong mối quan hệ hài hịa với lợi ích của tập thể; khơng ngại khó, ngại khổ, khơng sợ hy sinh; không tranh giành địa vị, không tự kiêu, tự mãn, tự tư tự lợi, luôn “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Thông qua phong trào “Thi đua yêu nước”, mỗi người dân có cơ hội thể hiện lịng u nước của mình bằng những cách khác nhau, bằng những hành động cụ thể, thiết thực; đồng thời, khơi dậy và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, góp phần
quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
Để các cuộc vận động, phong trào thi đua có sức hấp dẫn và lan tỏa sâu rộng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong nhiệm vụ xây dựng con người, đó là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định. Việc xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người “cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc. Định xây dựng ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng gạch, vữa, vôi cát, tre gỗ... mà xây nên” [99, tr.665]; cần có hình thức, bước đi thích hợp; tăng cường tun truyền, giáo dục, vận động cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân hăng hái tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua. Kịp thời phát hiện những gương người tốt, việc tốt để nhân rộng trong toàn xã hội. Những gương người tốt, việc tốt mn hình mn vẻ là vật liệu q để xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. Cùng với đó, cần coi trọng tổng kết, đánh giá quá kết quả của phong trào, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Người chỉ rõ, “Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi” [91, tr.146]. Trong một nước, việc thưởng, phạt nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành cơng. Việc thưởng, phạt nghiêm minh, kịp thời sẽ có tác dụng khuyến khích mọi người dân hăng hái tham gia phong trào thi đua, phấn đấu làm tròn nhiệm vụ được giao. Ngoài việc biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các cá nhân điển hình tiên tiến được xây dựng, bình chọn từ các cấp, các ngành, các địa phương, còn phải biểu dương, khen thưởng kịp thời những gương người tốt, việc tốt trong cuộc sống hằng ngày nhằm góp phần động viên, khích lệ hàng nghìn gương người tốt, việc tốt khác.