Xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 141 - 146)

của con người Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng thực hiện chính sách xây dựng, phát triển con người Việt Nam, coi đó là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của Đảng và của cách mạng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần đánh giá chính xác những nhân tố tác động tích cực lẫn

tiêu cực đến con người Việt Nam, để từ đó xây dựng chính sách phát triển hệ giá trị của con người cho phù hợp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trước

những thách thức của tồn cầu hóa, chính phủ của nhiều quốc gia đã xem xét lại các vấn đề giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Chẳng hạn, nước Pháp kêu gọi cấm tự do lưu thơng các sản phẩm có lợi cho Mỹ, Trung Quốc hơ hào chống ô nhiễm tinh thần, Nhật bản tổ chức cuộc họp khu vực châu Á bàn về văn hóa dân tộc, Singapore với mục đích cùng nhau làm việc vì lợi ích chung của đất nước… Việc đánh giá chính xác những tác động của nhân tố khách quan, chủ quan sẽ tạo cơ sở để Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển văn hóa, con người phù hợp.

Đặt nhiệm vụ phát triển hệ giá trị con người Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; gắn nhiệm vụ xây dựng, phát triển con người với xây dựng, phát triển văn hóa. Trong chiến lược phát triển văn hóa, cần coi con người là yếu tố cốt lõi, là giá trị cao nhất, quy tụ bản chất của văn hóa, bởi văn hóa là phạm trù thuộc về con người, do con người sáng tạo ra vì sự phát triển, hồn thiện của chính mình. Nói đến văn hóa là nói đến con người, mọi hoạt động văn hóa suy đến cùng đều hướng tới con người, vì con người; con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa thẩm định và hưởng thụ các giá trị của văn hóa. Xây dựng và phát triển văn hóa vì mục tiêu phát triển toàn diện con người, với nhiệm vụ trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách và lối sống cao đẹp. Sự phát triển văn hóa, con người lại góp phần củng cố hệ thống chính trị, khắc phục khuyết tật, yếu kém, tạo nên sự phù hợp giữa hệ thống chính trị với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản

lý của Nhà nước, tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển hệ giá trị của con người. Bởi lẽ, giữa hệ thống chính trị với hệ giá trị định hướng được xem như là mối quan hệ hai chiều, trong đó, hệ thống chính trị có vai trị chỉ đạo, định hướng cho việc phát triển hệ giá trị; đến lượt mình, hệ giá trị của con người khi đã được hình

thành, phát triển lại góp phần củng cố hệ thống chính trị. Nếu tách ra khỏi các mối quan hệ này, sẽ khơng thể có hệ giá trị của con người Việt Nam.

Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ giá trị cốt lõi để định hướng, trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại. Từ đặc tính của con người Việt Nam được nêu trong Nghị quyết hội nghị Trung ương 9, khóa XI, tiếp tục cụ thể hóa thành những chuẩn mực phù hợp với từng giai cấp, tầng lớp xã hội, các cộng đồng dân cư, để định hướng, nhằm hình thành trong mỗi con người Việt Nam lối sống tơn trọng pháp luật, có ý thức bảo vệ môi trường, biết kết hợp hài hịa giữa tính tích cực cá nhân với tính tích cực xã hội; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn, ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức và trong việc lựa chọn các giá trị để giáo dục, định hướng cho con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Tiếp tục hoàn xây dựng, hoàn thiện cơ chế nhằm thúc đẩy nhanh q trình hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành chức năng ở trung ương và địa phương trong hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam. Quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, coi đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

Thứ ba, tiếp tục rà sốt chính sách phát triển hệ giá trị của con người

theo hướng: Bổ sung, hồn thiện những chính sách đúng đắn cịn tác dụng; đồng thời, loại bỏ những chính sách đã lạc hậu, khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chính sách phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam cần đặt trong mối quan hệ mật thiết với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách phát triển văn hóa. Trước hết, cần xây dựng, hồn thiện chính sách phát triển văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng con người

Việt Nam phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mỹ, theo các giá trị chuẩn mực, trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thực hiện tốt chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, thực sự coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xác định rõ mục tiêu giáo dục nhằm phát triển con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lịng u nước, tinh thần dân tộc và ý thức cơng dân tồn cầu; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, cần xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục, định hướng hệ giá trị con người Việt Nam phù hợp với từng cấp học, bậc học và từng đối tượng cụ thể.

Tiếp tục coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giáo dục, định hướng giá trị. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: cán bộ là “gốc” của công việc, mọi việc thành hay bại, chủ yếu và trước hết là do cán bộ tốt hay kém. Người phương Tây cũng có câu: “Giá trị của định chế không phụ thuộc vào định chế nhưng phụ thuộc vào người áp dụng định chế đó”. Điều đó có nghĩa là, giá trị của một tổ chức không phụ thuộc vào học thuyết mà tổ chức ấy theo đuổi, nhưng phụ thuộc vào người quản lý hệ thống ấy. Chính đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ sẽ quyết định sự phát triển hay làm khủng hoảng, đảo lộn giá trị. Vì thế, Đảng, Nhà nước cần coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý văn hóa, giáo dục để đội ngũ này am hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa, con người; cần có những yêu cầu cụ thể về phẩm chất, năng lực cần thiết để họ có thể

đảm đương nhiệm vụ, đi đôi với việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ một cách hợp lý. Việc làm này hết sức có ý nghĩa, vừa tạo ra một thế hệ cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt, lại vừa góp phần nhân rộng, lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng thơng qua vai trị của họ. Tiếp tục thực hiện cải cách mạnh mẽ chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, bảo đảm cho đội ngũ này có thể sống bằng thu nhập chính đáng để n tâm cơng tác, tồn tâm, tồn ý với nhiệm vụ được giao. Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, giáo dục; cán bộ làm cơng tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ này làm việc và sáng tạo khoa học. Trọng dụng người có đức, có tài; đồng thời, có những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cụ thể đối với đội ngũ này, để họ trở thành những cán bộ tốt, thực hiện trọng trách đi trao truyền giá trị cho người khác.

Thực hiện tốt chính sách sách lao động, việc làm để mọi cơng dân đến tuổi lao động đều có việc làm và thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam là quốc gia đang ở thời kỳ “dân số vàng”, với lực lượng lao động dồi dào. Chính sách lao động, việc làm phù hợp sẽ góp phần nâng cao giá trị sống của con người - cơ sở quan trọng để từ đó phát triển các giá trị khác; trái lại, chính sách lao động, việc làm không phù hợp sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo, mại dâm… và nhiều yếu tố phi giá trị khác. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân… bởi đây là những chính sách rất quan trọng, trực tiếp thúc đẩy việc hình thành và khẳng định giá trị của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 141 - 146)