Trong Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “phát triển” có nghĩa là sự “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [119, tr.743]. Phát triển là một phạm trù triết học chỉ quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hồn thiện hơn của sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa tuần tự, vừa nhảy vọt để đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất, diễn ra theo đường xoáy ốc đi lên và sau mỗi một chu kỳ, sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.
Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam là sự biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện của những giá trị tiêu biểu, cốt lõi thuộc về con người Việt Nam, nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, trong đó nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định. Đó là q trình giải quyết mâu thuẫn giữa cái thiện (cái tốt) với cái ác (cái xấu) cùng tồn tại đan xen, chuyển hóa lẫn nhau ở bên trong mỗi cá nhân; là quá trình vừa khắc phục, triệt tiêu các yếu tố tiêu cực, vừa kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực, hướng con người vươn tới tầm cao văn hóa. Sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam chịu tác động ảnh hưởng của nhiều nhân tố (khách quan, chủ quan) như: Mơi trường xã hội trong đó con người sống và hoạt động; phụ thuộc cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, con người của các chủ thể lãnh đạo, quản lý…; phụ thuộc vào năng lực nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và cộng đồng người Việt.
Khái niệm phát triển và phát huy tuy khác nhau, song lại có mối quan hệ mật thiết, khơng tách rời, thậm chí có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp nhất định. “Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [119, tr.742]. Để phát triển hệ giá trị văn hóa, con người đỏi hỏi phải phát huy nhằm làm cho những cái tốt, cái đẹp ngày một lan tỏa để lấn át những cái ác, cái xấu. Phát triển cịn có quan hệ mật thiết với bảo tồn. Bảo tồn nghĩa là “Giữ lại khơng để cho mất đi” [119, tr.37]; mục đích của bảo tồn là để những cái tốt, cái đẹp không bị mất mát, tổn thất. Bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa, con người Việt Nam khơng mâu thuẫn với phát triển, mà phải trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, những cái gì trong “kho vốn” giá trị truyền thống văn hóa, con người đóng vai trị động lực thúc đẩy sự phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát huy; cịn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì hạn chế và dần loại trừ. Bảo tồn giá trị văn
hóa, con người khơng cản trở mà còn là cơ sở cho sự phát triển giá trị con người theo đúng hướng. Bản thân q trình phát triển hệ giá trị con người ln có sự đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp. Do vậy, nguyên tắc phát triển là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, con người nói riêng.