Khái niệm giá trị, hệ giá trị

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 35 - 37)

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thuật ngữ “giá trị” đã được bàn đến từ rất sớm, bắt đầu bằng quan niệm về lợi ích của các nhà triết học cổ đại như Xôcrát, Platôn, Protago, tiếp tục được phát triển ở thời kỳ trung cổ và cận đại. Sang đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu giá trị phát triển mạnh mẽ, thâm nhập vào hầu hết các ngành học nhân văn. Sau này, sự phát triển của giá trị học đã dẫn đến những xu hướng định nghĩa khác nhau về “giá trị”. Có thể khái quát thành các xu hướng: Một là, xu hướng đồng nhất giá trị với khách thể, cho rằng giá trị thuộc về bản thân sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn, F.Chzel cho rằng, “giá trị” là “những tiêu chuẩn về cái có thể ao ước được, chúng xác định các mục đích chung của hành động”. Hai là, xu hướng coi “giá trị” thuộc về chủ thể đánh giá. Chẳng hạn, theo Ngô Đức Thịnh, khái niệm “giá trị” “là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp” [149, tr.23], hay nói cách khác, đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Ba là, xu hướng cho rằng giá trị thể hiện mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể, trong đó, chủ thể giữ vai trò chủ đạo. Các quan điểm theo xu hướng này cho rằng, bản thân sự vật khi cịn là “vật tự nó”, nghĩa là cịn tồn tại “ngoại thân” với con người thì chưa có giá trị, giống như viên kim cương khi chưa được con người phát hiện ra giá trị của nó thì cũng chỉ là hịn cuội bên bờ sơng Amazone mà thôi. Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng “giá trị là những thành tựu của con người góp vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con

người. Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng, nghĩa là từ thực tiễn và chiến đấu của con người xã hội” [136, tr.71]. Lương Đình Hải cho rằng, giá trị “là những sự vật, hiện tượng, quá trình hay ở tất thảy những thứ được con người xem là có ý nghĩa nhất định, ít nhiều, đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của con người, xã hội” [145, tr.231]; còn theo Trần Ngọc Thêm, “Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể” [146, tr.39].

Từ quan niệm về giá trị, các học giả đi đến khái niệm “hệ giá trị”. Phạm Minh Hạc cho rằng: “Hệ giá trị là các giá trị của một tập hợp người như dân tộc, thế giới, vùng, gia đình, bản thân…” [55, tr.30]. Theo Hồ Sĩ Quý, hệ giá trị “là thuật ngữ/ khái niệm dùng để chỉ một tập hợp các giá trị, được thể hiện dưới dạng các phẩm chất, các nguyên tắc, các lý tưởng và cả các triết lý… định hướng cho hoạt động của một công ty, một hãng, một doanh nghiệp, một viện nghiên cứu, một trường đại học, một khách sạn, hay một ngành hoạt động” [145, tr.191]. Theo Trần Ngọc Thêm, “Hệ giá trị là toàn bộ các giá trị của một khách thể trong một bối cảnh không gian - thời gian xác định cùng với mạng lưới các mối quan hệ của chúng” [146, tr.51].

Như vậy, dù ở cách tiếp cận khác nhau để đưa ra những định nghĩa khác nhau về “giá trị”, nhưng các học giả đều thống nhất quan điểm coi giá trị là những sự vật, hiện tượng, quá trình hay tất cả những gì được xem là có ý nghĩa đối với sự vận động, phát triển của con người và xã hội. Giá trị bao gồm cả hai mặt chủ quan và khách quan, gắn bó chặt chẽ với nhau, tồn tại cùng với sự vận động và phát triển của xã hội. Giá trị chỉ có ở xã hội trong đó con người tồn tại, sinh sống; con người là giá trị cao nhất, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị.

Các giá trị liên kết với nhau thành hệ thống, trong đó mỗi giá trị có vị trí xác định gọi là hệ (bảng thang) giá trị xã hội. Cũng như phân loại nhiều đối

tượng nghiên cứu khác, đứng trên giác độ nghiên cứu khác nhau, người ta phân loại giá trị theo nhiều cách khác nhau, song phổ biến hơn cả là phân chia thành giá trị vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại…) và giá trị tinh thần (nhận thức, giá trị chính trị, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị tâm linh…). Mỗi quốc gia - dân tộc, mỗi một cộng đồng, trong những hoàn cảnh lịch sử và xã hội cụ thể đều có những giá trị riêng của mình. Tuy nhiên, khơng phải là cái gì mang tính chun biệt, loại trừ và tách biệt hoàn toàn với nhau, mà phần nhiều mang tính đồng nhất. Chẳng hạn, yêu nước, cần cù lao động không chỉ là giá

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)