hướng giá trị cho con người Việt Nam
Giá trị khơng có mục đích tự thân, giá trị muốn biến thành hiện thực đòi hỏi phải được thâm nhập vào quần chúng thơng qua tun truyền, giáo dục định hướng giá trị. Vì thế, để phát triển giá trị của con người Việt Nam hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, định hướng giá trị thông qua các phương tiện
truyền thông, cả truyền thống lẫn hiện đại. Tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, định hướng giá trị với nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phù hợp với văn hóa vùng miền và triển khai sâu rộng trong toàn xã hội. Tuyên truyền, giáo dục lịng u nước, tinh
thần tự tơn dân tộc thơng qua pa nô, băng rôn, khẩu hiệu nhân dịp các ngày tết và ngày lễ như: Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng (03/2), Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3), Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5)… Tiếp tục xuất bản ấn phẩm văn học tạo cảm xúc mạnh mẽ, gây hiệu ứng tích cực tới độc giả như: Nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (năm 2005), “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” (2007)... để tiếp tục thắp lên “ngọn lửa” tình u q hương, đất
nước, lịng tự hào dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị với nhiều hình thức phong phú (tranh, ảnh, logo, khẩu hiệu…) khắc, in trên nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, giấy, vải…); bằng pano, áp phích ở các bến tàu, bến xe, in trên trang phục của thanh, thiếu niên, trên các đồ lưu niệm… với nội dung thích hợp. Tiếp tục xây dựng các trang chuyên mục về giáo dục, định hướng giá trị trên các báo: Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng và trên các tạp chí. Phát huy mạnh mẽ vai trò báo giấy, báo điện tử, trang mạng xã hội trong tuyên truyền, định hướng giá trị cho người Việt Nam đi liền với việc quản lý chặt chẽ thông tin, nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến con người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ. Thực tế cho thấy, nhiều thanh,
thiếu niên Việt Nam hiện nay vào mạng internet khơng phải để tìm kiếm những thơng tin bổ ích, phục vụ cho học tập nâng cao trình độ, mà để vùi đầu vào thế giới ảo, game online, trị chơi bạo lực, phim ảnh có nội dung khơng lành mạnh… mà xu hướng ở thế hệ trẻ thường rất nhạy cảm, dễ tin, dễ bắt trước, làm theo những thơng tin, hình ảnh xấu độc.
Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình phát trên sóng truyền hình như
“Việc tử tế”, “Lục lạc vàng”, “Cặp lá yêu thương”, “Xin chào hạnh phúc”,
Bổ sung thêm trang chuyên mục “người tốt, việc tốt” trên các tờ báo ở trung ương và địa phương nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những tấm gương điển hình; đồng thời, lên án, đấu tranh với những hành vi tiêu cực, phản giá trị trong đời sống xã hội hiện nay. Tiếp tục phát động các quỹ từ thiện như: quỹ ủng hộ người bị ung thư “Ngày mai tươi sáng”, quỹ ủng hộ người nghèo, quỹ chất độc màu da cam… Xây dựng những bộ phim ngắn, phát trên kênh truyền hình với nội dung hấp dẫn; tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ, văn, truyện, ký sự và các loại hình nghệ thuật phản ánh thực tiễn đời sống xã hội, thơng qua đó phê phán những biểu hiện phi giá trị, định hướng theo những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, tiếp đẩy mạnh phong trào “Thi đua yêu nước” gắn với cuộc
vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tồn xã hội. Thi đua là cách thể hiện lịng u nước có ý nghĩa thiết thực nhất. Thông qua phong trào “Thi đua yêu nước”, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: đoàn kết, nhân ái, cần cù, sáng tạo… tiếp tục được phát huy. Tiếp tục tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước
diễn ra ở các cấp, các ngành, các địa phương như: Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong ngành Giáo dục; cuộc
vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ
điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hố vì nhân dân phục vụ” trong ngành
Công an; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây
dựng gia đình hạnh phúc”… Triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua
yêu nước một cách thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; làm cho mỗi người dân tự giác, tích cực tham gia, trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi người. Có như vậy, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mới có sức sống, tác dụng lan tỏa sâu rộng những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng. Cùng với đó, cần coi trọng công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể và cá nhân tiêu biểu nhằm tơn vinh những giá trị tích cực, từng bước đẩy lùi mặt tiêu cực trong đời sống xã hội.
Thứ ba, quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, mối liên hệ giữa
gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục, định hướng giá trị. Trước hết, cần tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2 (2015-2020) tầm nhìn 2030; trong đó, triển khai thực hiện quy định mang tính pháp lý, yêu cầu mỗi công dân trước khi kết hơn phải có sự hiểu biết nhất định về giá trị gia đình, kỹ năng ni dạy con cái, tâm, sinh lý trẻ em và các giá trị cần hình thành khác ở những lứa tuổi tương ứng. Gia đình có trách nhiệm giáo dưỡng, hình thành ở trẻ lịng u nước, tự hào dân tộc, thể hiện trước hết ở tình yêu quê hương, gia đình; về truyền thống đồn kết, nhân ái, đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; biết phân biệt những hành vi tốt - xấu, đúng - sai, trân trọng và hướng tới cái đẹp.
Nhà trường cần quán triệt rõ mục tiêu của giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế. Xác định rõ mục đích của
giáo dục là “phát triển con người - dạy và học làm người” chứ không chỉ đơn thuần cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở đó, xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục, định hướng giá trị cho phù hợp ở từng cấp học, bậc học. Trước hết, đối với cấp học mầm non, cần giáo dục cho trẻ ngay từ khi mới đến trường về lễ nghĩa “tiên học lễ, hậu học văn”, biết chào hỏi lễ phép với thầy cô và bạn bè. Thông qua hoạt động học tập và vui chơi hằng ngày của trẻ, lồng ghép trong đó những bài học về cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp; biết chia sẻ trách nhiệm với tập thể, như: dọn dẹp đồ chơi để đúng nơi quy định trước khi hết giờ; có khả năng tự lập, tự phục vụ bản thân.
Đối với cấp học giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cần lấy việc phát triển nhân cách người học là mục tiêu cơ bản, trên cơ sở đó tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giáo dục phù hợp. Lựa chọn, bổ sung nội dung môn học về đạo đức sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Giáo dục giá trị thông qua những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các anh hùng dân tộc trong lịch sử, được minh họa bằng những hình ảnh sinh động, chân thực, tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và tình cảm của học sinh. Lồng ghép nội dung giáo dục giá trị truyền thống: yêu nước, nhân ái, đoàn kết, cần cù, sáng tạo… của dân tộc, trên cơ sở giảm bớt các nội dung kiến thức trừu tượng khó hiểu. Tiếp tục củng cố đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, đảm bảo tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, mẫu mực về đạo đức, lối sống, đáp ứng tốt u cầu nhiệm vụ. Ngồi giáo dục chính khóa, cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; coi trọng giáo dục kiến thức với giáo dục kỹ năng sống, học đi đôi với hành, gắn liền với lao động sản xuất.
Đối với giáo dục chuyên nghiệp, cần nghiên cứu, biên soạn và đưa vào giảng dạy chính thức mơn Giá trị học. Trước mắt, có thể tích hợp việc giáo dục
giá trị của con người Việt Nam thông qua các mơn học về chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức. Xây dựng sách giáo khoa, sách tham khảo cho các môn học này với nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Tiếp tục thực hiện chuyển từ đào tạo theo hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, nhằm xây dựng mơi trường kích thích văn hóa sáng tạo, tự do tư tưởng, tự do học thuật. Trân trọng và kịp thời biểu dương những sáng kiến, nhất là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, nhằm tôn vinh giá trị sáng tạo của mỗi người. Thực hiện chiến lược phát triển tồn diện con người về đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng lối sống cao đẹp “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; nâng cao nhận thức về giá trị con người, khẳng định và tơn vinh cái đẹp, lên án thói hư, tật xấu.
Cùng với việc phát huy vai trị của gia đình và nhà trường, cần tiếp tục xây dựng mơi trường xã hội lành mạnh, trong đó con người sống và hoạt động. Thực tế cho thấy, con người ln gắn bó và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội, mặc dù con người có khả năng cải biến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ơng ta cha thường nói “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là như thế. Phẩm chất tốt đẹp của con người sẽ hình thành, phát triển nếu được sống trong môi trường xã hội lành mạnh, trái lại, sẽ bị suy thối nếu mơi trường xã hội bị “vẩn đục” bởi sự phát triển của những yếu tố phi giá trị. Mơi trường xã hội lành mạnh góp phần quan trọng vào việc hình thành nên giá trị của con người; đến lượt mình, con người lại góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh. Trong thời gian tới, cần xây dựng mơi trường sống có văn hóa, góp phần giáo dục, rèn luyện con người. Quản lý chặt chẽ không để một số trào lưu tư tưởng, văn hóa, lối sống thực dụng ngoại lai và những sản phẩm đồi trụy, độc hại từ nước ngồi xâm nhập vào nước ta; cùng với đó, cần tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động xuất bản, báo chí, nhất là các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook… nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực đến hệ giá trị của con người Việt Nam. Tăng cường
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đồn thể xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ. Lồng ghép nội dung giáo dục giá trị trong các hoạt động phong trào xã hội; tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
Thứ tư, vận dụng sáng tạo phương pháp "nêu gương" của Hồ Chí Minh
trong giáo dục, định hướng giá trị cho con người Việt Nam, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương cần nêu tấm gương về đạo đức để người dân soi chiếu và thực hành. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua, một số vụ án tham nhũng xảy ra với số tiền thất thốt mỗi vụ lên tới hàng nghìn tỷ đồng, gây bức xúc trong trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nếu không giải quyết triệt để sẽ “cổ vũ” cho những “căn bệnh” như: tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lợi ích nhóm, cơ hội… phát triển, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vì thế, trong các cơ quan đảng, chính quyền, cấp trên nêu gương đối với cấp dưới về phẩm chất đạo đức, năng lực, lối sống trong sạch, không ham địa vị, tiền tài, không tham nhũng, quan liêu, gần gũi quần chúng, “nói đi đơi với làm”. Có như vậy mới tạo sức lan tỏa, tác động tích cực để quản lý xã hội một cách hiệu quả. Trong gia đình, cha mẹ là tấm gương cho con cái về cách đối nhân xử thế, thể hiện trong các mối quan hệ gia đình, dịng tộc; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Trong nhà trường, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo để học sinh noi theo; khơng ngừng học tập nâng cao trình độ tri thức, năng lực chun mơn, có sự hiểu biết nhất định về các giá trị truyền thống dân tộc. Ngoài ra, cần tiếp tục giáo dục, định hướng giá trị cho các thế hệ người Việt Nam bằng tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng dân tộc, phát hiện và nhân rộng những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong thực tiễn cuộc sống để toàn xã hội học tập, noi theo.