Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 130 - 135)

tế đi đơi với phát triển văn hóa, con người, bởi đây là mối quan hệ mật thiết tác động quy định lẫn nhau: Phát triển kinh tế là nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, cho con người, vì con người; đến lượt mình, phát triển văn hóa, con người lại có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế.

Để giải quyết vấn đề trên, cần chủ động tích cực tham gia vào q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, coi đó là xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược; kiên định đường lối đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạch định đường lối chủ trương, chính sách đúng đắn, nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực trong nước và ngoài nước, tiếp thu những thành tựu về khoa học công nghệ 4.0 của các nước tiên tiến để phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, hạn chế những tác động mặt trái của xu thế đó đến sự phát triển giá trị của con người Việt Nam. Trước hết, cần tập trung đánh giá chính xác những tác động tích cực, tiêu cực của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường đến con người Việt Nam, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tiếp thu giá trị tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, khơng ngừng làm phong phú thêm giá trị truyền thống của dân tộc; phát huy giá trị tích cực phải đi liền với việc khắc phục những yếu tố phi giá trị, hạn chế, tiêu cực trong con người Việt Nam.

3.3.3. Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trịcủa con người Việt Nam của con người Việt Nam

Trong mỗi quốc gia dân tộc, giá trị truyền thống có vai trị quan trọng, làm nên “cốt cách”, “bản sắc” của dân tộc đó, tạo nên sự khác biệt giữa quốc

gia này với quốc gia khác. Truyền thống luôn chứa đựng cả những giá trị tích cực lẫn tiêu cực, mang tính ổn định tương đối và tính lưu truyền, tồn tại lâu dài trong nếp nghĩ, thói quen, khi đã ăn sâu vào trong máu thịt của con người thì khơng dễ gì có thể loại bỏ trong một khoảng thời gian nhất định, ngay cả khi những cơ sở của nó đã biển đổi.

Hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường mang đến cho nước ta cả yếu tố giá trị xen lẫn yếu tố phi giá trị, thâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, dẫn đến sự xung đột giữa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại; giữa xu hướng hồi cổ, tuyệt đối hóa giá trị truyền thống với xu hướng muốn xóa bỏ giá trị cũ để xây dựng giá trị mới, trong quan hệ giữa cá nhân với xã hội hay giữa các nhóm xã hội với nhau. Thể hiện những khác biệt trong nhận thức và lựa chọn giá trị định hướng của các chủ thể, nhất là thế hệ trẻ. Bên cạnh số đông vẫn coi trọng những giá trị truyền thống cịn khơng ít người có xu hướng chạy theo lối sống hiện đại, phủ nhận sạch trơn giá trị truyền thống. Có khơng ít người nhân danh “bảo vệ bản sắc dân tộc” đã có thái độ đề cao quá khứ một cách thái quá, thậm chí chủ trương phục cổ; một số khác nhân danh kế thừa, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc để khôi phục những hủ tục lạc hậu, khơng cịn phù hợp với bối cảnh hiện nay. Xung đột giữa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại một mặt tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển; mặt khác, xung đột đến mức các giá trị mới, có xu hướng lấn át các giá trị truyền thống mà khơng được kiểm sốt tốt, sẽ mang lại những hậu quả xấu đến sự phát triển văn hóa, con người, thậm chí gây mất ổn định xã hội.

Xung đột giữa truyền thống và hiện đại trong bảo tồn và phát huy giá trị con người Việt Nam diễn ra ở phạm vi, cấp độ khác nhau. Ở phạm vi hẹp, đó là quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân; ở phạm vi rộng đó là quan hệ giữa cá nhân với xã hội hay giữa các nhóm xã hội với nhau. Ở cấp độ thấp, đó là những mâu thuẫn, khác biệt trong nhận thức, mất phương hướng trong việc lựa chọn giá trị định hướng, không phân biệt rõ đâu là chân giá trị? đâu là giả giá trị? Ở cấp độ cao hơn, đó là sự khủng hoảng niềm tin, lý tưởng,

ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xã hội. Xung đột giữa truyền thống với hiện đại, một mặt có tác dụng tích cực, góp phần làm cho xã hội khơng ngừng phát triển; mặt khác, xung đột tới mức khơng thể kiểm sốt sẽ mang đến hệ quả xấu. Những xung đột đó dẫn đến hiện tượng mỗi giá trị trong tháng giá trị như: Độc lập, tự do; yêu nước; đoàn kết; nhân ái; trung thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo đều tồn tại cả yếu tố tích cực lẫn hạn chế, biểu hiện thông qua nhận thức và hành vi của con người.

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại trong phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, vấn đề đặt ra là phải không ngừng làm phong phú thêm giá trị truyền thống con người Việt Nam bằng việc bổ sung vào đó những giá trị hiện đại. Giá trị truyền thống không thể tồn tại bền vững nếu không được bổ sung những giá trị mới mang hơi thở thời đại, đúng như George F.Mc Lean từng khẳng định: “Truyền thống là mảnh đất nuôi dưỡng niềm hy vọng cho con người và khi được nuôi dưỡng trong mạch nguồn văn hóa, văn minh, truyền thống mới đủ sức mạnh bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống cũng như củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc” [18, tr.211]. Kế thừa và phát huy giá trị truyền thống dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân loại trên tinh thần cởi mở. Cởi mở ở đây khơng có nghĩa là chấp nhận sự du nhập những giá trị xa lạ từ bên ngồi, thậm chí có cả những yếu tố phản giá trị, mà nhằm mục tiêu nâng cao giá trị truyền thống, đúng như Mahatma Găngđi từng khẳng định: “Tôi không muốn ngơi nhà của tơi bị bao quanh bốn phía và các cửa sổ bị đóng kín. Tơi muốn làn gió văn hóa của tất cả các xứ sở thổi quanh nhà tôi một cách tự do đến mức có thể. Song tơi khơng cho phép bất kỳ điều gì làm nghiêng ngả đơi chân của mình” [18, tr.169].

Tiếp thu giá trị hiện đại nhưng không làm mờ đi hoặc phủ nhận sạch trơn giá trị truyền thống, nhất là những giá trị cốt lõi, tiêu biểu làm nên “cốt cách”, “bản sắc” văn hóa, con người Việt Nam. Tiếp thu giá trị hiện đại dựa trên nền tảng là giá trị truyền thống; đến lượt mình, giá trị truyền thống tác động trở lại làm cho giá trị hiện đại trở nên gần gũi, phù hợp với văn hóa, con người Việt Nam hơn. Tuyệt đối hóa giá trị truyền thống thường dẫn đến bảo

thủ, trì trệ, thậm chí cản trở sự phát triển xã hội; trái lại, thái độ kinh miệt những di sản tiến bộ của nhân loại sẽ dẫn đến sự mất mát những thành tựu có giá trị của lồi người. Giá trị truyền thống chỉ có vai trị tích cực khi nó mang trong mình tất cả những gì tinh túy nhất của quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai.

Tiểu kết chương 3

Bước sang thế kỷ XXI, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và kinh tế thị trường đã và đang tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, làm cho hệ giá trị của con người Việt Nam: Yêu nước, tinh thần tự tơn dân tộc; đồn kết; nhân ái; trung thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo đang có những biến đổi theo xu hướng vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, được biểu hiện ở những hình thức, mức độ khác nhau. Những yếu tố tích cực và tiêu cực cùng tồn tại đan xen trong nhận thức, hành vi, lối sống của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội. Điều đó đã dẫn đến sự nhiễu loạn, mất phương hướng, thậm chí khủng hoảng trong việc lựa chọn và định hướng giá trị cho người Việt Nam.

Thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết đó là: Giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu định hướng giá trị với thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam; giải quyết mối quan hệ, tác động tích cực, tiêu cực của các nhân tố khách quan, chủ quan đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam; giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam. Để giải quyết những mối quan hệ đó, địi hỏi phải đưa ra được những quan điểm và giải pháp đúng đắn, cả trên phương diện nhận thức đến hành động, cả giải pháp trước mắt và lâu dài, nhằm tiếp tục phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương 4

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)