Tư tưởng về giá trị con người ở phương Đông, phương Tây

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 44 - 47)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam được hình thành từ sự tiếp thu tư tưởng về giá trị của con người ở phương Đơng, phương Tây.

Thứ nhất, Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng về giá trị của con người ở

phương Đông (Nho giáo và Phật giáo, Lão giáo). Sinh ra trong một gia đình nhà Nho An Nam, Người sớm tiếp thu Nho giáo một cách căn bản và có hệ thống, trước hết từ ơng ngoại Hồng Xuân Đường và người cha Nguyễn Sinh Sắc, cho đến học tập các thầy đồ nổi tiếng ở trong làng Kim Liên như: Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý, Trần Thân…; từ việc tiếp thu thông qua trao đổi các vấn đề thời sự, chính trị trong nước và quốc tế với các nhà Nho thế hệ trước như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, đến quá trình tự học lâu dài và bền bỉ.

Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng của Nho giáo về giá trị con người, trong đó có quan điểm coi con người cùng với trời, đất là “tam tài”, con người có vai trị góp phần vào sự hóa dục (vạn vật) của trời, đất (trung dung), đề cao tính người qua Tam cương, Ngũ thường, coi trọng giá trị sống, phấn đấu để mang lại hạnh phúc cho con người. Hồ Chí Minh tiếp thu giá trị

đạo đức: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín… của Nho giáo, gạt bỏ yếu tố tiêu cực, bổ sung yếu tố tích cực trở thành phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam mới. Người thường nhắc đến chữ Nhân trong triết học Khổng Tử. Nhân là tâm điểm của đạo đức Nho giáo, có quan hệ mật thiết với các phạm trù đạo đức khác để làm nên phẩm giá con người. Nhân là đạo làm người: biết

thương người, giúp đỡ người khác, biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét, luôn hướng tới cái thiện, hướng tới sự hòa nhập vào thế giới đại đồng. Người khẳng định: “Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào… sẵn lịng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ… không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền [89, tr.291-292]. Lối sống trong sạch, liêm khiết, phép đối nhân xử thế đúng mực, trọng nghĩa tình và đạo lý, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn trong đạo đức Nho giáo đã tác động đến ý thức và hành vi đạo đức, hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khiến Người càng trở nên vĩ đại, sống mãi trong hàng triệu trái tim người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Hồ Chí Minh đã tiếp biến tư tưởng của Phật giáo về giá trị con người. Phật giáo là tôn giáo thế giới, sớm du nhập vào Việt Nam và có ảnh hưởng lớn đời sống tinh thần của người Việt. Phật giáo chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh như: khuyên răn con người sống trong sạch, có đạo đức; thương người như thể thương thân; làm điều thiện, tránh điều ác; yêu lao động… Từ triết lý của Phật giáo, Hồ Chí Minh mong muốn: “Đời sống của nhân dân ta dần dần được cải thiện, cũng giống như tơn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, n vui và no ấm” [94, tr.472] cho tất cả mọi người, hướng tới một xã hội hạnh phúc, an lạc. Trong Thư gửi Hội nghị đại biểu Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, ngày 28 tháng 9 năm 1964,

Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Phật giáo cả nước, từ Bắc đến Nam, đều cố gắng thực hiện lời Phật dạy là: "Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”” [98, tr.383].

Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh mang đậm triết lý của Đức Phật, luôn “vô ngã, vị tha”, cả cuộc đời sống thanh bạch, giản dị, mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người mà khơng nghĩ đến bản thân mình. Có thể nói, Phật giáo với những khía cạnh tích cực về mặt giáo lý, khi du nhập vào Việt Nam, trải qua nhiều thế kỷ đã được bản địa hóa, dân gian hóa, làm phong phú và sâu sắc thêm giá trị truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng tư tưởng của Lão giáo, dù ít đề cập đến Lão Tử trong các bài nói, bài viết của mình. Trong bài viết “Giữ gìn trật tự, an ninh” đăng trên Báo Nhân dân, số 236, ngày 9/10/1954, Hồ Chí Minh trích quan điểm của Lão Tử: “dạ bất bế hộ, lộ bất thập di - nghĩa là: ban đêm khơng cần đóng cửa, ngồi đường khơng ai nhặt của rơi” [93, tr.77], với mong muốn xây dựng xã hội văn minh, trong đó quan hệ giữa con người với nhau tốt đẹp, lối sống trung thực. Người tiếp thu quan điểm của Lão Tử về lối sống với triết lý “theo tự nhiên” trong thuyết “vô vi”, nghĩa là con người sống và hoạt động thuận theo lẽ tự nhiên, thuần phác, khơng giả tạo, gị ép, trái với bản tính tự nhiên của mình. Điều này được thể hiện rõ trong phong cách, nếp sống, đối nhân xử thế rất chân thành, nhã nhặn, thân ái, tự nhiên của Hồ Chí Minh.

Thứ hai, Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng về giá trị con người ở phương

Tây. Ngay từ khi còn học ở Trường Tiểu học Pháp - Việt, Trường Quốc học Huế và qua một số tờ báo tiếng Pháp có xu hướng tự do, Người được tiếp xúc với văn hóa Pháp, với các khẩu hiệu “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” là những giá trị phổ quát của nhân loại. Sau này, được sống, hoạt động ở mơi trường văn hóa phương Tây trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh có điều kiện tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng như: Henri Barbusse, Romain Rolland, Sesverine…; có điều kiện đọc các tác phẩm văn học đặc sắc, đề cao khát vọng tự do, phê phán những bất công, bất bình đẳng xã hội, hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong đó con người được sống hịa bình, hạnh phúc của các đại văn hào nổi tiếng thế giới như: William

Shakespeare, Charles Dickens, Victor Hugo… Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa nhân văn phương Tây về đề cao sức mạnh sáng tạo, ca ngợi lý tính, lý tưởng của con người; chống lại thuyết đề cao thần, hạ thấp con người, nhấn mạnh việc con người được sống theo bản tính tự nhiên của mình, phản đối gơng xiềng tơn giáo và đẳng cấp phong kiến; bước đầu vạch ra nguyên nhân của sự nô dịch và áp bức giai cấp, những điều kiện và khả năng giải phóng con người... Người tiếp thu những giá trị ấy trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, khái quát và nâng lên trở thành tư tưởng của mình. Khơng phải ngẫu nhiên sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn

độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Người đã trích dẫn

câu nói bất hủ trong Tun ngơn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên

ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp, năm 1791 rằng: “Tất cả

mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [88, tr.1]; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi ” [88, tr.1]. Từ giá trị con người - cá nhân được khẳng định trong hai bản Tuyên ngơn, Hồ Chí Minh nâng lên trở thành giá trị chung của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [88, tr.1]. Tiếp nhận giá trị văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã vượt xa các nhà yêu nước tiền bối và đương thời một cách có ý thức, khơng chỉ tiếp thu những giá trị văn hóa nhân loại, mà cịn góp phần làm giàu thêm vốn tri thức của bản thân để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)