Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển kênh phân phối sản phẩm điện dân cụng của công ty CP phát triển thương mại và điện tử suki trên thị trường hà nôi (Trang 37 - 38)

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố mơi trường tới hoạt động phát triển kênh phân

3.2.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế:

+ Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung hiện ở trong tình trạng suy thối, tuy đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng giảm dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa, người tiêu dùng gia tăng tiết kiệm. Do đó, khi đưa sản phẩm ra thị trường các công ty cần chú ý đế giá cả của hàng hóa bên cạnh chất lượng.

+ Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tạo ra sự khác biệt về tiêu dùng theo thu nhập.

Mơi trường chính trị - pháp luật:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong một quốc gia đều chịu sự ảnh hưởng và chi phối của yếu tố luật pháp. Chính trị của Việt Nam tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngày nay, pháp luật Việt Nam càng được hoàn thiện đặc biệt là luật kinh tế. Đây cũng là điều kiện tốt cho cơng ty điện tử Suki nói riêng và ngành điện tử, điện lạnh, điện dân dụng nói chung. Một số yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp như luật doanh nghiêp, luật cạnh tranh ….

Môi trường tự nhiên, công nghệ:

+ Công nghệ khoa học thế giới phát triển không ngừng, cùng với việc Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại thế giới WTO, mở của nền kinh tế, hội nhập kinh tế toàn cầu đã kéo theo sự phát triển công nghệ không ngừng trong nước. các dây chuyền sản xuất điện tử- điện lạnh- điện gia dụng tiên tiến trên thế giới như Nhật bản, Hàn Quốc..., đều được cập nhật liên tục và chuyển giao về Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất , nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp. Vịng đời của hệ thống máy móc ngày càng rút ngắn do tiến bộ khoa học kĩ thuật địi hỏi Suki cũng

phải thường xun nắm bắt thơng tin thị trường và đổi mới cơng nghệ của mình để theo kịp các đối thủ cạnh tranh.

+ Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất còn yếu kém, chưa đáp ứng tốt cho việc phân phối.

Mơi trường văn hóa – xã hội:

Mỗi vùng, mỗi địa phương có nhu cầu, thị hiếu, sở thích khác nhau. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu của Việt Nam với thị trường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng. Do đó, địi hỏi cơng ty phải tìm hiểu kỹ văn hóa của từng vùng miền trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Bởi lẻ, một sản phẩm có thể được ưa chuộng ở thị trường này nhưng chưa hẳn đã được chấp nhận ở thị trường khác. Chẳng hạn, đối với thị trường thành thị, những người có thu nhập khá cao thì người tiêu dùng cân nhắc đến chất lượng khi mua các sản phẩm lâu bền hơn là các vùng nông thôn. Khi mà họ có thu nhập thấp thì họ sẽ cân nhắc đến yếu tố giá cả nhiều hơn.

Môi trường nhân khẩu học:

Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thành thị là nơi tập trung cả về chính trị, văn hóa và sản xuất kinh doanh. Đặc điểm dân cư ở các khu vực này là : dân số trẻ, thu nhập cao, nhu cầu đa dạng… Xuất phát từ định hướng khách hàng của các ngành sản xuất và dịch vụ liên quan, Suki đã cung cấp các sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển kênh phân phối sản phẩm điện dân cụng của công ty CP phát triển thương mại và điện tử suki trên thị trường hà nôi (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)