Môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển kênh phân phối sản phẩm điện dân cụng của công ty CP phát triển thương mại và điện tử suki trên thị trường hà nôi (Trang 38 - 40)

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố mơi trường tới hoạt động phát triển kênh phân

3.2.2 Môi trường vi mô:

a. Nhân tố môi trường ngành:

Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành điện tử, điện

lạnh, điện gia dụng đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường tạo nên sức ép cạnh tranh tương đối lớn cho doanh nghiệp. Đặc biệt các sản phẩm từ các doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường với mẫu mã đẹp, đa dạng đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng phải hồn thiện sản phẩm của mình để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng trên thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, chủ yếu là nhập khẩu chính hãng phân phối đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…Do vậy, đối thủ chính của Suki lại là các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan….

Cụ thể với dòng sản phẩm nồi cơm điện thì Suki đã có khơng ít đối thủ cạnh tranh trên thị trường như: Sharp, Homicook, Saiko, Cuckoo…Các sản phẩm này được nhập khẩu hoặc lắp ráp tại Việt nam đang bán phổ biến hiện nay trên thị trường với giá thành phù hợp, mẫu mã đẹp, mùi vị độc đáo; các sản phẩm ngoại nhập, có thương hiệu cũng như mác sản phẩm ngoại, người tiêu dùng lại ưa thích sản phẩm có hai tiêu chí trên. Chính vì vậy, nó tạo ra sự cạnh tranh lớn với Suki.

Thị trường và khách hàng:

Doanh nghiệp chưa khai thác được tối đa nhu cầu thị trường, mới tập trung phát triển mạnh tại thị trường Hà Nội, một số ít thị trường miền Bắc và thị trường miền Trung còn bỏ ngỏ. Đối với hhách hàng là các doanh nghiệp thương mại có uy tín trên thị trường ( các siêu thị điện máy Pico, Trần Anh…) phục vụ cho một lượng người tiêu dùng đông đảo vì vậy họ cũng địi hỏi các sản phẩm của cơng ty cần có những sản phẩm cơng nghệ cao, chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Đối với các đại lý bán buôn, họ là những người mua đi bán lại do vậy cơng ty cũng cần có những chính sách giá hợp lý cho các đại lý.

Nhà cung cấp: Là một công ty chuyên sản xuất, lắp ráp, phân phối các sản

phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng nên Suki đã khá chủ động trong việc nhập các thiết bị, linh kiện, nguồn cung ứng các thiết bị, linh kiện điện tử của Suki cũng khá ổn định. Các nhà cung cấp thiết bị, linh kiện điện tử trên thị trường rất nhiều tuy nhiên công ty đã lựa chọn những nhà cung cấp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đầu vào cho doanh nghiệp đồng thời phải đảm bảo chất lượng nguồn hàng cung ứng cho công ty.

b. Nhân tố nội bộ doanh nghiệp:

- Cơng ty có nguồn tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa ra thị trường ổn định.

Suki đã và đang áp dụng mơ hình quản trị chất lượng ISO 9000: 2000 một cách chặt chẽ để đảm bảo được chất lượng với các sản phẩm của mình theo tiêu chí mà cơng ty đề ra. Các phịng ban trong doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Nguồn nhân lực:

+ Tính đến 31/12/2012, tồn cơng ty có 74 cán bộ cơng nhân viên chính thức. Trong đó: Lao động nữ có 30 người, lao động nam: 44 người, với mức lương trung bình khoảng 5 triệu/người/tháng.

+ Trình độ:

Trình độ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Nghề + LĐ phổ thông Số lượng 01 18 16 15 24

Bảng 3.2. Trình độ lao động của cơng ty CP phát triển thương mại và điện tử Suki

Như vậy, đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty CP phát triển thương mại và điện tử Suki khá trẻ trung, năng động và có trình độ cao. Đây là những ưu điểm cần được khai thác, phát huy để đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhưng bên cạnh đó, với những con người trẻ, ln muốn thể hiện, khẳng định cái tơi của mình, cũng là thách thức địi hỏi người làm nhân sự nói riêng và Lãnh đạo phải ln ln trau dồi, nâng cao kiến thức và trình độ quản lý của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển kênh phân phối sản phẩm điện dân cụng của công ty CP phát triển thương mại và điện tử suki trên thị trường hà nôi (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)