1. Khái quát về giao tiếp hành chính
1.6. Giao tiếp giữa người thư ký với lãnh đạo và đồng nghiệp
Thư ký là “cầu nối” giữa lãnh đạo với các bộ phận, với tập thể, nên người thư ký cần giao tiếp tốt với cả lãnh đạo và đồng nghiệp. Đây là mối quan hệ có ý nghĩa to lớn đối với lao động quản lý của người lãnh đạo.
Giao tiếp trong công tác của người thư ký chiếm vị trí hàng đầu, nhưng chỉ giao tiếp trong cơng tác thì chưa đủ mà cần có giao tiếp trong sinh hoạt nữa.
Nhưng nếu mở rộng giao tiếp quá mức, với cả những người không liên quan đến công việc, vượt khỏi giới hạn của tập thể cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì phải cẩn thận vì có thể sẽ dẫn đến lộ bí mật, mất thời gian làm việc. Đồng thời còn làm cho lãnh đạo lo lắng, thậm chí nghi ngờ. Đặc biệt chú ý nếu giao tiếp với đối thủ cạnh tranh phải luôn thông báo cho lãnh đạo giao tiếp đó nhằm mục đích gì.
Nếu hạn chế phạm vi giao tiếp trong giới hạn những người cùng công tác sẽ dẫn đến tư duy nghề nghiệp bị nghèo nàn. Hạn chế giao tiếp sẽ khơng có cơ hội cập nhật thơng tin.
Thư ký phải chú ý đến các mối quan hệ của mình và các mối quan hệ của lãnh đạo với người cấp dưới của họ, để có được các ứng xử phù hợp trong mỗi hồn cảnh.
Các phạm vi giao tiếp đó đan xen nhau, lồng ghép vào nhau, tạo nên mạng lưới mối quan hệ xã hội, giữ được sự thống nhất của tập thể lớn và những mối quan hệ các tập thể với nhau. Giao tiếp tốt với lãnh đạo cũng như tập thể, đồng nghiệp, sẽ giúp cho người thư ký hoàn thành tốt nhiệm vụ.