Bắt tay, giới thiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ thư ký (Trang 136 - 137)

2. Nghi thức lễ tân

2.3. Bắt tay, giới thiệu

Bắt tay là thơng lệ khi gặp gỡ (tuy nhiên có một số quốc gia khơng bắt tay

khi gặp gỡ). Bắt tay cần nhìn thẳng vào đối tượng; mỉm cười thân thiện, vui vẻ; siết nhẹ thể hiện sự chân thành, nồng ấm (chỉ nên lắc tay khi đã thân quen). Tránh bắt tay mà nhìn chỗ khác, bắt tay hờ hững, chiếu lệ, lạnh lùng hoặc siết quá chặt, giữ quá lâu, lắc quá mạnh; bắt tay khi người đứng, người ngồi; tay bắt tay bỏ túi quần; đen kính đen…

Nguyên tắc khi bắt tay: - Chủ đưa tay bắt tay khách. - Cấp trên đưa tay cho cấp dưới.

- Người cao tuổi đưa tay cho người ít tuổi hơn.

- Phụ nữ đưa tay cho nam giới bắt. (Phụ nữ khi bắt tay nam giới không nên đưa tay cao qua. Với người phương tây, nếu người phụ nữa đưa tay hơi cao và lịng bàn tay úp xuống, có nghĩa là muốn được hôn tay).

- Khi 2 cặp nam nữ gặp nhau, hai người phụ nữ bắt tay nhau trước, sau đó 2 người phụ nữ bắt tay hai người đàn ông, rồi cuối cùng mới là hai người đàn ông bắt tay nhau.

- Khi gặp 1 người quen trong bàn tiệc, không nên vươn tay qua bàn để bắt tay mà chỉ cần gật đầu chào là đủ. Nếu thực sự muốn bắt tay thì nên đi vịng qua bàn đến bên người đó để làm việc này.

- Phải bỏ găng tay khi bắt tay (đối với phụ nữ thì điều này khơng bắt buộc).

Giới thiệu ngắn gọn nhằm tạo điều kiện để mọi người làm quen với nhau.

Thông lệ là nêu lần lượt tên và chức danh mọi người. Giới thiệu khách chính với chủ chính trước và ngược lại; sau đó tới từng thành viên trong đồn khách. Ví dụ: “Thưa Giám đốc, xin giới thiệu với ngài ông Robert Morrissette, giám đốc…”, “Xin giới thiệu ơng B, phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh…”

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ thư ký (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)