Quá trình lập qui hoạch, dự án đầu tư; đền bù-giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiến bộ thực hiện dự án đầu tư bất động sản của công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ TP HCM đến năm 2010 luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.5.1. Quá trình lập qui hoạch, dự án đầu tư; đền bù-giải phóng mặt bằng

Theo qui hoạch năm 1988 thì đoạn đường từ vịng xoay Phú Lâm đến ngã ba An Lạc có lộ giới là 48m, trong đó lịng đường 30m (8 làn xe) dải phân cách 4m và hai bên vỉa hè 14m (7m x 2bên). Tuy nhiên, do lúc bắt đầu triển khai lập dự án tiền khả thi, số lượng nhà ở hai bên đường đoạn khu vực Quận 6 (từ vòng xoay Phú Lâm đến Mũi tàu đường Hậu Giang) đã dày đặc. Do đó, dự án khơng đủ nguồn vốn để thực hiện cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Thế là, thực hiện theo chủ trương của Thành phố để dự án có thể triển khai thực hiện được, chủ đầu tư đã phối hợp với các cơ quan chức năng điều chỉnh lại qui hoạch đoạn phía Quận 6 là 40m và đoạn phía huyện Bình Chánh (nay là Quận Bình Tân) vẫn giữ nguyên lộ giới là 48m.

Mặc dù được sự hỗ trợ của tất cả các cấp, các ngành của Thành phố, nhưng công tác điều chỉnh qui hoạch nêu trên phải mất hơn 8 tháng, làm trễ tiến độ thực hiện dự án.

Đến lúc này, việc điều chỉnh đã gặp phải những vấn đề bất cập như: mật độ xe cộ ngày càng đơng đúc, tốc độ lưu thơng bị hạn chế, khó đáp ứng được năng lực giao thông trong các năm sau,… Tuy nhiên, việc mở rộng đoạn này (phía Quận 6) theo đúng qui hoạch trước đây (48m) là việc bất khả thi vì rất khó khăn để đền bù giải phóng mặt bằng. Cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng tiến hành sau đó cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Giá cả đền bù được duyệt cách ngày triển khai áp giá đền bù gần 1 năm, gây ra một số khiếu nại, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng cho thi cơng; tình hình xây cất lấn chiếm của một số nhà ở dọc theo hai bên đường rất lộn xộn, khơng có giấy tờ hợp lệ,… nhưng vẫn địi đền bù thỏa đáng. Có một số hộ dân cương quyết không chấp nhận mức bồi thường cho đến khi tồn bộ cơng trình đã thi cơng chỉ cịn tại vị trí này, làm cho tất cả các hạng mục không thể kết nối và vận hành được (cấp điện, cấp nước, viễn thơng, thốt nước và giao thông). Tiến độ chung bị chậm lại hơn bốn tháng.

Sau khi dự án tiền khả thi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, chủ đầu tư tiến hành ngay việc chỉ định đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, do tiến hành thống kê đo

vẽ hiện trạng nhà đất chưa chính xác nên khi thẩm định dự án, nhà tư vấn phải điều chỉnh lại

dự án và lập lại tổng mức đầu tư. Việc này làm chậm tiến độ dự án khoảng ba tháng. Ngoài ra, dự án cũng mất nhiều thời gian cho việc thẩm định dự án vì lúc đó chưa có qui định cụ thể về thời gian thẩm định.

2.2.5.2. Quá trình khảo sát, thiết kế lập dự tốn và giấy phép xây dựng

Ở giai đoạn này, nhà thầu tư vấn đã rút kinh nghiệm nên việc khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất, tim tuyến,…) và thiết kế được thực hiện tương đối đúng hạn. Nhưng lại gặp sự bất cập khác là hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi cơng lúc đó là Bộ Giao thơng vận tải. Phải gần 2 tháng sau, thiết kế mới được phê duyệt.

Theo qui định vào thời điểm đó, cơ quan thẩm định dự tốn – tổng dự tốn xây dựng cơng trình là Bộ Xây dựng, nên nhà tư vấn cũng phải điều chỉnh hồ sơ cho phù hợp với yêu cầu. Như vậy qua hai lần thẩm định cộng với thời gian chờ phê duyệt dự toán tại UBND TP.HCM, tiến độ thực hiện đã bị kéo dài thêm hơn 1 tháng rưỡi so với kế hoạch.

Dự án được miễn giấy phép xây dựng do thiết kế kỹ thuật và dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy vậy, như đã đề cập ở trên, công tác này cũng làm chậm tiến độ thực hiện dự án hơn ba tháng rưỡi nữa.

2.2.5.3. Quá trình lựa chọn nhà thầu

Đây là cơng việc cũng làm mất nhiều thời gian cho dự án.

Mặc dù chủ đầu tư đã chủ động xin chủ trương được chỉ định thầu thi cơng một số gói thầu xây lắp mà nhà thầu ứng vốn trước thi công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án vì có thể tiến hành thi công ngay mà không phải chờ thực hiện thủ tục đấu thầu (mất khoảng gần 2 tháng cho 1 gói thầu), nhưng các gói thầu khác vẫn phải tiến hành đấu thầu.

Do vậy, so với chỉ định thầu, việc đấu thầu đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án với tổng thời gian hơn 2 tháng. Nếu khơng sắp xếp hợp lý q trình thiết kế - dự tốn và q trình đấu thầu thì thời gian thực hiện có thể bị chậm hơn 6 tháng.

Điển hình một gói thầu khi thiết kế đã được phê duyệt, chủ đầu tư tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng lập hồ sơ mời thầu, sau đó nhà tư vấn lập hồ sơ chuyển chủ tư chấp thuận trước khi trình thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu. Quá trình này mất ít nhất là 10-15 ngày và sau đó chờ khoảng 7-10 ngày để được phê duyệt. Kế đến chủ đầu tư tiến hành gởi thông báo mời thầu và đăng báo (mất khoảng 7 ngày). Tiếp theo là chờ khoảng 10-15 ngày tùy theo gói thầu để nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu và

mở thầu. Cuối cùng nhà tư vấn tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu (7-10 ngày) chuyển chủ đầu tư thơng qua và tiến hành trình duyệt (7-10 ngày).

Thời gian điển hình 1 gói thầu nêu trên chưa kể thời gian nhà tư vấn phải chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, nếu khơng có sự sắp xếp hợp lý và nỗ lực cao trong việc thực hiện thì tiến độ dự án sẽ cịn rất chậm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiến bộ thực hiện dự án đầu tư bất động sản của công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ TP HCM đến năm 2010 luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w