Các đối tượng thực hiện CSR của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề chung về thực hiện CSR

2.1.3. Các đối tượng thực hiện CSR của DN

Dựa trên định nghĩa CSR của WB (World Bank, 2010) do Nhóm phát triển kinh tế tư nhân đề xuất, CSR của DN phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững. Khi

cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao

thì xã hội ngày càng khắt khe hơn đối với DN về bổn phận và trách nhiệm trước cộng

đồng, xã hội. Các DN muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những

chuẩn mực về bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải có lợi nhuận mà cịn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng

giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân

nhân đạo, từ thiện… Hiểu theo nghĩa hẹp, DN cần thực hiện CSR đối với người lao động, với người tiêu dùng, với cộng đồng và bảo vệ môi trường.

* CSR đối với người lao động

Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện CSR đối với người lao động gồm trả lương xứng

đáng, đảm bảo các chế độ phúc lợi, người lãnh đạo lắng nghe nhân viên, sự thăng tiến,

không phân biệt đối xử (giới tính, tuổi tác và sức khỏe…), các nội dung trong hợp đồng lao động được kí kết đầy đủ theo Luật Lao động, xây dựng điều khoản và kí kết

thỏa ước lao động tập thể tốt hơn so với Luật quy định, tn thủ an tồn vệ sinh lao động, có chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức

khỏe cho người lao động và người thân của họ, hỗ trợ người lao động thực hiện tốt

hơn luật pháp lao động và mở rộng hơn khả năng bảo hiểm và có điều kiện làm việc

chấp nhận được… Người lao động gắn bó với DN và u thích cơng việc của mình

phần lớn do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng hợp lí. DN đáp ứng được

các yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra được một đội ngũ nhân sự gắn bó, u thích cơng việc, tự hào về hình ảnh DN và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung của DN. Lợi ích đạt được ở đây ngoài năng suất lao động được nâng lên rõ rệt cịn có một văn hóa gắn kết tại DN là điều mọi DN đều mong muốn xây dựng được. Chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa tốt và môi trường làm việc tốt sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng để thu

hút nhân lực giỏi tìm đến DN.

* CSR đối với người tiêu dùng

CSR đối với NTD thể hiện ở việc bán sản phẩm có chất lượng tốt (thỏa mãn

nhu cầu, an toàn cho người sử dụng, giá cả phải chăng), chất lượng dịch vụ (giao hàng

đúng hẹn, cam kết về chính sách khuyến mãi đối với NTD, thực hiện đúng chính sách

chăm sóc, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì đối với sản phẩm, hàng hóa bán ra, tư vấn chi

tiết trước, trong và sau bán hàng), quảng cáo đúng với chất lượng sản phẩm được ghi trong bao bì, thu hồi và đền bù thỏa đáng các sản phẩm kém chất lượng, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng đến cộng đồng.

Chất lượng sản phẩm mới chỉ là khâu ban đầu để NTD quyết định mua, tuy

nhiên để NTD trung thành DN cần phải quan tâm đến xây dựng các chính sách về dịch vụ trước, trong và sau bán hàng. Thực tế cho thấy, rất nhiều DN chỉ làm tốt khâu bán hàng nhưng đến các dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì, chăm sóc NTD lại yếu, hoặc có làm nhưng chỉ chiếu lệ, hình thức và đơi khi cịn bắt chẹt NTD. Ngày nay, mối quan tâm của NTD đã vượt xa khỏi chất lượng sản phẩm nghĩa là họ cịn có nhu cầu về sản

CSR đối với NTD còn là việc đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm

như số lượng, chất lượng, thành phần, nguồn gốc xuất xứ của nguyên nhiên vật liệu, thời hạn sử dụng, thời gian bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì… Những điều kiện đó cần

được thực hiện đầy đủ, khơng được gian lận, lừa dối... Cho nên, các DN phải thực hiện

nghiêm các quy định về chất lượng hàng hóa sản phẩm để đảm bảo quyền lợi của

NTD. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, khi đó hình ảnh về sản phẩm và DN sẽ lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng. Trong kinh doanh, hiệu ứng Donimo tâm lý có sức lan tỏa rất mạnh, qua các “thông tin truyền miệng” của người tiêu dùng. Vì vậy, việc giữ chân người tiêu dùng và mở rộng thị phần là mục tiêu của tất cả các DN. Nếu DN xây dựng được thương hiệu và niềm tin của NTD, việc sản xuất kinh doanh sẽ phát triển bền vững. Trên thế giới, DN muốn tiêu thụ được sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu và tuân thủ nhiều điều kiện trong sản xuất, kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh

đó cịn có nhiều tổ chức thường xuyên kiểm định chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh

doanh để bảo đảm chất lượng của sản phẩm hàng hóa.

* CSR đối với cộng đồng

CSR đối với cộng đồng được thể hiện ở các hoạt động như giải quyết việc làm cho người dân địa phương, quyên góp ủng hộ cho người yếu thế, thực hiện xóa đói

giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới, đóng góp cho các dự án cộng đồng, thực hiện

chính sách an sinh xã hội đối với người dân địa phương, chính sách đối với những nạn nhân chất độc màu da cam, những nạn nhân chiến tranh, quan tâm đến các bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có cơng với cách mạng, ủng hộ đồng bào bão lụt, hỗ trợ các hoạt

động phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và thể thao địa phương, hỗ trợ đồng

bào dân tộc, vùng sâu vùng xa.

Nhiều nhà quản lý vẫn đang hiểu đơn giản CSR là làm từ thiện, cách hiểu này là chưa đầy đủ. Làm từ thiện cũng là hành động đáng tôn vinh của các doanh nghiệp

nhằm phát triển cộng đồng, giúp đỡ người nghèo khó và xây dựng hình ảnh. Tuy

nhiên, làm từ thiện thôi chưa đủ và làm từ thiện nhưng lại vi phạm các hoạt động khác của thực hiện CSR thì vẫn bị xem là chưa thực hiện CSR.

* CSR đối với môi trường

Thực hiện CSR của DN không chỉ là những vấn đề về lao động, người tiêu

dùng, cộng đồng mà các DN còn cần phải quan tâm bảo vệ môi trường. Hơn nữa, các DN cần có trách nhiệm bảo vệ mơi trường chung của quốc gia và toàn cầu. Các DN cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường xung quanh như bảo vệ mơi trường đất, nước, khơng khí, tiếng ồn…

Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi…là

những vấn đề đang gây sốt toàn thế giới. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của

chính phủ, các DN cần quan tâm đến sản xuất sản phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trường và thực hiện các giải pháp tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; tái sử dụng phế liệu, chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; thực hiện các sáng kiến thay thế dần các nguyên phụ liệu độc hại, gây ô nhiễm sang các loại ít

độc hại/khơng độc hại; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người

và bảo đảm phát triển bền vững.

DN chắc chắn phải tốn một khoản kinh phí đầu tư ban đầu cho các hoạt động

bảo vệ môi trường. Tuy nhiên những lợi ích thu được trong dài hạn mà DN nhận được sẽ là rất lớn, đó là khơng bị hao tổn chi phí khắc phục hậu quả hay bồi thường do kiện tụng từ việc vi phạm bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)