CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN
2.2.4.2. Văn hóa doanh nghiệp
Nhiều nghiên cứu đã hàm ý rằng, văn hóa doanh nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới việc thực hiện CSR của DN (Galbreath, 2010, Wood, 1991). Văn hóa DN đề cập đến các giá trị, niềm tin mà các thành viên của DN nắm giữ (Kalyar et al., 2012). Các giá trị này định hình mức độ thực hiện các hành vi kinh doanh có trách
nhiệm hoặc vơ trách nhiệm (Kalyar et al., 2012), nó phản ánh ý thức trách nhiệm với các bên liên quan là điều kiện, tiền đề cho DN vừa thành công trong kinh doanh bền vững vừa đảm bảo hành vi đạo đức (Sinclair, 1993). Văn hóa DN cũng góp phần định
hình lên các hành vi đạo đức trong quảng cáo, trong đối xử với người lao động, với
chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như ứng xử với khách hàng (Herndon et al.,
2001). Văn hóa DN cùng với định hướng văn hóa nhân văn của DN ảnh hưởng tới
hiệu suất tổng thể của DN và bao gồm hai phần quan trọng là định hướng văn hóa và cường độ văn hóa đều ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN (Galbreath, 2010). Chẳng hạn, một định hướng văn hóa của DN mang tính cạnh tranh, cá nhân (tức là DN có văn hóa tập trung vào các thành tựu cá nhân, kiểm sốt thay vì phát triển một mơi trường hợp tác), các cá nhân trong DN sẽ có xu hướng đề cao và ưu tiên cho những thành quả của chính họ, DN của họ, xác suất của việc quan tâm tới người khác, tới lợi ích của người khác ít được coi trọng hơn. Hậu quả là nhu cầu và lợi ích của cộng đồng, của
các bên liên quan nhiều khả năng bị bỏ qua và gắn với đó là một mức thực hiện CSR thấp (Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012). Thêm nữa, trong các khía cạnh về văn hóa, văn hóa nhân văn được coi là một khía cạnh đóng vai trị chủ yếu trong DN, đó là sự tập trung vào con người, hợp tác, làm việc nhóm, đồng cảm và hợp tác, là sự chăm sóc lẫn nhau gắn với việc các thành viên kỳ vọng và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ và cởi mở
trong các mối quan hệ với nhau (Kalyar et al., 2012). Văn hóa nhân văn mang tính xây dựng, hợp tác hơn là cạnh tranh, làm cho các mối quan hệ giữa các thành viên trong DN và giữa DN với các bên liên quan trở nên hài hịa, dễ chịu hơn. Do đó, khi văn hóa nhân văn được chú trọng, các thành viên và DN khơng chỉ quan tâm tới nhu cầu và lợi ích riêng của họ mà còn quan tâm và thực hiện các hành vi mang lại lợi ích cho xã hội và các bên liên quan (Galbreath, 2010) và đó là cơ sở của việc thực hiện CSR trong các DN (Kalyar et al., 2012).
Nghiên cứu của Kalyar và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, yếu tố văn hóa nhân
văn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới mức độ thực hiện CSR của DN, với β = .642, p < 0.001 (Kalyar et al., 2012). Kết quả nghiên cứu của Kalyar và cộng sự nhận được sự
ủng hộ của Galbreath (2010) khi nghiên cứu trên 3.000 DN ở Australia, cũng tương tự
Galbreath thấy rằng nhân tố văn hóa nhân văn tác động mạnh nhất tới mức độ thực
hiện CSR của các DN (gồm 1500 DN dịch vụ và 1500 DN sản xuất) ở Úc, với β chuẩn hóa = 0.51, p < 0.01. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bowrin trên bốn nước vùng Caribbean dường như lại không ủng hộ sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới CSR và
trách nhiệm công bố CSR (Bowrin, 2013).
Tran và Jeppesen (2016) trong nghiên cứu ở Việt Nam về CSR cũng đã đề cập tới sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới thực hiện CSR của DN. Tuy nhiên, theo các tác giả thì các kỳ vọng về văn hóa DN và xã hội chỉ ảnh hưởng tới các CSR khơng chính