Những kết luận rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.5. Những kết luận rút ra

Qua kết quả tổng hợp, phân tích thực tiễn thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex cho thấy, các DN đã thực hiện CSR khá đầy đủ, trên cả 4 phương diện đó là CSR đối với người lao động, người tiêu dùng, môi trường và cộng đồng. Thực hiện

CSR là phong phú, đa dạng, với nhiều đối tượng khác nhau, ở nhiều phạm vi địa lý

kinh tế xã hội khác nhau nên việc thực hiện cũng khác nhau. Nhiều DN đã có những

hình thức và biện pháp khác nhau khi thực hiện CSR đối với từng loại đối tượng. Từ

trước đến nay, thực hiện CSR đối với NLĐ được các DN chú trọng hơn cả, song một số năm gần đây, thực hiện CSR đối với môi trường đã trở thành nội dung được các DN chú trọng quan tâm. Thực hiện CSR đối với cộng đồng cũng ngày càng được thực hiện thực tế hơn, sát với nhu cầu của cộng đồng. Từ kết quả đó, tác giả rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex như sau:

- Việc triển khai thực hiện CSR trong DN vừa là nhu cầu vừa là động lực phát triển bền vững cho DN trong thời gian tới. CSR được triển khai thực hiện trong DN

bởi lãnh đạo là người vừa có Tâm, đây chính là yếu tố đạo đức và văn hóa nhân văn

của lãnh đạo, của DN (tôn trọng nhân viên) vừa có Tầm (năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, điều hành DN).

- Ngay từ khâu triển khai, nhận thức của lãnh đạo về CSR khá đầy đủ, họ đều

xem CSR là thẻ thơng hành có giá trị để lưu thơng hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị

trường trong khu vực và thế giới. Thực hiện CSR đối với người lao động qua chứng

chỉ đạt được là SA 8000 cho thấy công ty rất tuân thủ các yêu cầu đối với người lao động như đảm bảo từ mức lương, an sinh xã hội, môi trường làm việc, phúc lợi…

Trong các xí nghiệp, nhà máy, phân xưởng của DN đều được trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, hệ thống quạt, máy điều hịa. Cơng nhân được trang bị bảo hộ lao động như quần áo, mũ, khẩu trang, gang tay, giầy…; Thực hiện CSR đối với khách hàng thông

bảo chất lượng, vừa bảo vệ môi trường; Thực hiện CSR đối với môi trường cũng được công ty thực hiện nghiêm túc thông qua áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000-1996, từ đó

giúp tiết kiệm chi phí đầu vào (nguyên, nhiên vật liệu…)

- Sự quyết tâm cao của lãnh đạo đã tạo sức lan tỏa cao đến tất cả thành viên

trong các DN. Thực hiện CSR trong DN không chỉ là khẩu hiệu mà là các hành động cụ thể, có ý nghĩa và giá trị thực.

Bên cạnh các kết quả đạt được trong thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex như trên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong thực hiện CSR như:

- Thực hiện CSR thụ động (do buộc phải tuân thủ) và áp dụng chưa đầy đủ các quy tắc ứng xử CoC (Code of Conduct), CoE (Conduct of Ethics). DN dệt may muốn xuất khẩu sản phẩm phải tuân thủ CoC do khách hàng từ EU và USA đặt hàng, họ chỉ mua hàng từ các nhà cung cấp tuân thủ và đạt tiêu chuẩn CoC. Mỗi khách hàng thường có bộ Tiêu chuẩn CoC riêng hoặc theo tiêu chuẩn chung BSCI, ETI…và các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia.

- Chưa thấy rõ được cơ hội và tính ưu việt của thực hiện CSR nên quá trình

triển khai thực hiện CSR cịn mang tính bị động và đối phó, chủ yếu tập trung vào DN làm hàng xuất khẩu, DN có đối tác là nước ngồi. Thậm chí CSR tại Việt Nam thường xuyên bị gạt ra ngồi trong nhiều hoạt động của DN và khơng được đặt phù hợp với

các mục tiêu kinh tế (Nguyen and Truong, 2016)

- Bộ máy và nhân sự thực hiện CSR trong nhiều DN thuộc Vinatex chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực và chưa chuyên nghiệp. Còn tồn tại nhiều nơi, nhiều lúc

những vụ việc chưa tuân thủ các nội dung của thực hiện CSR như: Kéo dài thời giờ làm thêm, chưa đảm bảo tiền lương và thu nhập, đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ

theo quy định, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh nơi làm việc, vi phạm về gây ô nhiễm

môi trường… dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp lao động xảy ra.

Từ những hạn chế trong thực hiện CSR ở các DN thuộc Vinatex thời gian qua cho thấy nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Nhận thức và hiểu của các cấp quản lý về thực hiện CSR trong một số DN, một số nhà lãnh đạo, quản lý thuộc Tập đồn cịn hạn chế, chưa đầy đủ.

- DN gặp khó khăn trong tuân thủ CSR là do mỗi nhà nhập khẩu lại có bộ tiêu chuẩn CoC riêng. Các DN cùng một lúc phải đáp ứng nhiều hệ thống kiểm tra, đánh

nhau, tốn kém chi phí và thiếu nguồn nhân lực; mất nhiều thời gian trong xử lý do vậy phải thường xuyên có hành động khắc phục.

- Nguồn lực tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ, cho bộ phận R&D nhằm

nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường không đủ nên không thể triển

khai nhanh được.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)