Nguồn: http://www.brandsvietnam.com/124-Dong-hanh-Trach-nhiem-Xa-hoi-va-loi- ich-cua-doanh-nghiep-CSR
Thực hiện tốt CSR đem đến cho DN nhiều lợi ích hơn, lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR chính là giúp DN phát triển bền vững, giảm chi phí và tăng năng suất lao
động, cải thiện quan hệ lao động, tăng doanh thu và cơ hội tiếp cận thị trường mới, thu
hút và giữ chân nhân viên giỏi, có tay nghề cao, tạo sự trung thành và giảm bớt rủi ro, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh,
nhận được nhiều ưu thế hơn trong kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng khả năng xuất khẩu sang các khu vực đòi hỏi cao việc tuân thủ các quy định của CSR.
- Giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động: DN có thể tiết kiệm nguyên
nhiên vật liệu, sản xuất sạch hơn, chi phí xử lý chất thải. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Việc trả lương
thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo, chế độ bảo hiểm đều góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc và giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.
- Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN: Khi DN áp dụng CSR, đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để DN phát triển thương hiệu, tạo hình ảnh về sản phẩm thân thiện. Thực hiện CSR sẽ giúp làm nổi bật uy tín của DN trên thị trường. Điều này thấy rõ trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đương
nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn của mình. Người tiêu dùng thường hay lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó CSR có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để giă tăng danh
tiếng cho doanh nghiệp, tăng cảm tình của người tiêu dùng đối với thương hiệu của
sản phẩm hoặc DN.
- Tăng doanh thu và cơ hội tiếp cận thị trường mới: Thu hút thêm khách hàng, giữ chân những khách hàng hiện tại và có khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng với các cơng ty tồn cầu sẽ giúp DN tăng thị phần, tăng doanh thu. Các yêu cầu về CSR hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn phải có trong kinh doanh như SA8000,
WRAP, ISO14000... Do vậy, thực hiện các tiêu chuẩn này là điều kiện để các DN có cơ hội tham gia vào các thị trường lớn như EU, Nhật, Mỹ...
- Thu hút, giữ chân nhân viên giỏi và có tay nghề cao: Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Những DN trả lương thỏa
đáng và công bằng, tạo cho nhân viên nhiều cơ hội đào tạo, đóng bảo hiểm đầy đủ và
mơi trường làm việc thân thiện, sạch sẽ sẽ tác động tích cực đến tinh thần của nhân
viên, từ đó, động lực và sự gắn kết của người lao động đối với DN sẽ được nâng cao. - Tăng sự trung thành và giải quyết rủi ro: Khi thực hiện tốt đạo đức và CSR,
DN sẽ nhận được sự trung thành và lòng nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các
đối tác. Trong trường hợp khủng hoảng hoặc rủi ro xảy ra, những DN được công
chúng cơng nhận là “có CSR” và “có báo cáo CSR” sẽ nhận được sự đồng cảm cao
những khủng hoảng, khó khăn. Người tiêu dùng và đối tác sẽ ủng hộ, hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
Khảo sát của Vietnam Report vào tháng 2 năm 2018 nhận định, uy tín DN là
động lực thúc đẩy DN thực hiện các hoạt động CSR. Nói cách khác, chính CSR sẽ là
bậc thang để DN thuyết phục niềm tin của người tiêu dùng và của cả cộng đồng. Triển khai tốt CSR của DN không những sẽ giúp kinh doanh hiệu quả, mà còn hỗ trợ DN giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội.