CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN
2.2.3.2. Mơ hình CSR kim tự tháp (CSR Pyramidal Model) của Carroll
Đây là một lý thuyết nền tảng đã được nhắc nhiều ở trên, được nhiều nhà
nghiên cứu thừa nhận và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên mơ hình này. Carroll đã đưa ra bốn khái niệm cấu thành CSR, gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm luật pháp, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tình nguyện. Dựa trên áp lực của xã hội thể hiện qua mức độ mong đợi DN thực hiện các trách nhiệm này, Carroll đã xếp bốn
trách nhiệm trên theo chiều từ dưới lên trên như một hình kim tự tháp, với đáy là trách nhiệm kinh tế được coi là nền tảng và được trông đợi nhất, sau đó là trách nhiệm luật
pháp, trách nhiệm đạo đức và xếp trên cùng với ý nghĩa ít được trơng đợi nhất là trách nhiệm tình nguyện (Carroll, 1979). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các nghiên cứu về CSR, vẫn kế thừa mơ hình của Carroll, Maignan và cộng sự đã đưa ra quan điểm được nhiều sự ủng hộ các nhà nghiên cứu khác, phù hợp với yêu cầu đo lường CSR trên
thực tế, đó là bốn thành phần cấu thành của CSR có vai trị như nhau (Maignan et al., 1999, Maignan and Ferrell, 2000, Galbreath, 2010). Đồng thời, Maignan và cộng sự
cũng đưa ra định nghĩa về CSR, tạo cơ sở lý thuyết vững chắc cho các nghiên cứu sau
này (Galbreath, 2010). Rất nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mơ hình kim tự tháp về CSR của Carroll trong các nghiên cứu của mình về thực hiện CSR ở các lĩnh vực khác nhau, ở các nền văn hóa khác nhau, như: (Wartick and Cochran, 1985); (Maignan et al., 1999); (Joyner and Payne, 2002); (Schwartz and Carroll, 2003); (Galbreath, 2010)…
2.2.3.3. Kết hợp sử dụng cả hai lý thuyết Mơ hình kim tự tháp của Carroll và Quản trị các bên liên quan của Freeman
Luận án kế thừa cơ sở lý thuyết của cả hai lý thuyết nền tảng trên, với cốt lõi là mơ hình Kim tự tháp của Carroll về các thành phần cấu tạo của thực hiện CSR (Carroll, 1979), được điều chỉnh vai trò của các thành phần này trong tổng thể bởi
Maignan và cộng sự (Maignan et al., 1999, Maignan and Ferrell, 2000). Còn các nhân tố tác động tới thực hiện CSR lại dựa trên cơ sở lý thuyết về Quản trị các bên liên quan của Freeman. Hầu hết các nghiên cứu tiếp cận theo mơ hình kim tự tháp của Carroll
đều đi theo hướng kết hợp này ((Maignan et al., 1999); (Maignan and Ferrell, 2000);
(Maignan and Ferrell, 2001); (Joyner and Payne, 2002); (Schwartz and Carroll, 2003); (Galbreath, 2010)…). Đồng thời, hai lý thuyết này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện tại nhiều nền văn hóa, nhiều bối cảnh kinh tế khác nhau. Do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn mơ hình của Carroll và định nghĩa có điều chỉnh của Maignan và cộng sự về thực hiện CSR, kết hợp với lý thuyết quản trị các bên liên quan của Freeman trong nghiên cứu làm nền tảng lý thuyết của mình.
2.2.4. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR.
Tùy thuộc vào hướng tiếp cận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các mơ hình với
các biến ngoại sinh khác nhau tham gia vào ảnh hưởng tới việc thực hiện CSR của
DN. Trong đó hoạch định chiến lược được đề xuất là một biến độc lập đóng vai trị
quan trọng để giải thích mức độ thực hiện CSR của DN. Chiến lược kinh doanh và
CSR có xu hướng ngày càng giao thoa, tích hợp, hội tụ với nhau (McManus, 2008). Tiếp theo là văn hóa doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm đến văn hóa nhân văn của doanh nghiệp, được xem là có ảnh hưởng đến thực hiện CSR của DN. Bởi vì các
giá trị, các niềm tin, sự chia sẻ các hoạt động ảnh hưởng đến hành vi, do đó văn hóa
nhân văn có liên quan đến thực hiện CSR của DN (Wood, 1991; (Galbreath, 2010).
2.2.4.1. Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là một yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến như là một thành phần quan trọng ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN. Một trong các
phương cách chính để các bên liên quan, như: người tiêu dùng, nhà cung cấp, các tổ
chức xã hội, các cơ quan quản lý, cổ đông, người lao động… mong muốn hay tạo áp lực lên thực hiện CSR của DN bằng việc yêu cầu các DN phải tăng cường hoạch định chiến lược hướng tới họ (Galbreath, 2010, Carroll and Hoy, 1984). Thông qua đánh
giá môi trường cả bên trong và bên ngoài, DN sẽ tăng cường thực hiện một số vấn đề có tính chất phi thị trường, như: hành xử có CSR với cộng đồng và môi trường tự
nhiên (Fineman and Clarke, 1996). Nói cách khác, các DN phát triển các nghiên cứu về môi trường kinh doanh, sau đó thể hiện vào trong định hướng chiến lược của mình và đồng thời đưa ra các phản ứng phù hợp bằng cách thực hiện các CSR của DN
(Galbreath, 2010, Carroll and Hoy, 1984, Burke and Logsdon, 1996).
Theo các nhà nghiên cứu, chiến lược có hai phương pháp xây dựng. Thứ nhất là phương pháp xây dựng chỉ đơn thuần dựa trên kinh nghiệm, khơng mang tính nhất
qn, khơng có kế hoạch (Galbreath, 2010). Thứ hai là phương pháp xây dựng mang tính kế hoạch cao, xây dựng chiến lược được coi là một việc thường xuyên, lặp đi lặp
lại, toàn diện và có hệ thống. Với phương pháp xây dựng chiến lược thứ hai, hoạch
định chiến lược thực sự đóng vai trị ảnh hưởng tới việc thực hiện CSR của DN
(Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012). Hoạch định chiến lược chính thức, thực sự tạo
điều kiện cho nhà quản lý xác định con đường chiến lược đúng đắn và thích hợp cho
doanh nghiệp (Andersen, 2000).
hội, môi trường… và bên trong DN, như: cổ đơng, người lao động, nhà quản lý, văn
hóa doanh nghiệp… Hai nhóm này lại có hai yêu cầu khác nhau về CSR mà DN phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu của họ, đòi hỏi hoạch định chiến lược của DN phải
hướng về phía họ. Điều này có nghĩa, các DN phải xây dựng chiến lược của mình
hướng theo đồng thời hai khía cạnh bên trong và bên ngồi. Do đó, hoạch định chiến lược được xem xét dưới hai góc độ, hai xu hướng quan trọng là: hoạch định chiến lược
định hướng bên trong và hoạch định chiến lược định hướng bên ngồi, đây cũng chính
là hai thành phần quan trọng của hoạch định chiến lược (Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012).
Trong hai yếu tố thành phần của định hướng chiến lược, nghiên cứu của Kalyar và cộng sự (2012) trên mẫu 172 nhà quản lý cấp cao ở Pakistan đã kết luận, chiến lược
định hướng bên trong ảnh hưởng ổn định và mạnh mẽ (mạnh hơn so với hoạch định
chiến lược định hướng bên ngoài) tới mức độ thực hiện CSR của DN, với hệ số β
chuẩn hóa = .392, p < 0.01 (Kalyar et al., 2012). Kết quả tương tự về ảnh hưởng
của hoạch định chiến lược là tích cực tới thực hiện CSR, cũng được Torugsa và
cộng sự khẳng định trong nghiên cứu tiến hành trên 171 DN vừa và nhỏ ở Australia (Torugsa et al., 2012), hay nghiên cứu của Galbreath (2010) cũng khẳng định hoạch
định chiến lược, cụ thể là chiến lược định hướng bên trong và định hướng bên
ngồi đều có tác động (dù ở mức khơng cao, β chuẩn hóa lần lượt = 0.12 và 0.11, p < 0.05) tới mức độ thực hiện CSR của DN. Nghiên cứu trên các DN Ấn Độ cũng
khẳng định thực hiện CSR của DN sẽ bị cản trở nếu DN không lập kế hoạch chiến
lược (Goyal and Kumar, 2017).
Trong khi, ở các nước phương tây, vai trò của hoạch định chiến lược đối với
thực hiện CSR được nghiên cứu khá nhiều, thì ở Việt Nam các nghiên cứu về CSR nói chung, theo hiểu biết của tác giả, kể cả các nghiên cứu về CSR đứng trên góc độ hoạch
định chiến lược còn khá hạn chế.
2.2.4.2. Văn hóa doanh nghiệp
Nhiều nghiên cứu đã hàm ý rằng, văn hóa doanh nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới việc thực hiện CSR của DN (Galbreath, 2010, Wood, 1991). Văn hóa DN đề cập đến các giá trị, niềm tin mà các thành viên của DN nắm giữ (Kalyar et al., 2012). Các giá trị này định hình mức độ thực hiện các hành vi kinh doanh có trách
nhiệm hoặc vơ trách nhiệm (Kalyar et al., 2012), nó phản ánh ý thức trách nhiệm với các bên liên quan là điều kiện, tiền đề cho DN vừa thành công trong kinh doanh bền vững vừa đảm bảo hành vi đạo đức (Sinclair, 1993). Văn hóa DN cũng góp phần định
hình lên các hành vi đạo đức trong quảng cáo, trong đối xử với người lao động, với
chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như ứng xử với khách hàng (Herndon et al.,
2001). Văn hóa DN cùng với định hướng văn hóa nhân văn của DN ảnh hưởng tới
hiệu suất tổng thể của DN và bao gồm hai phần quan trọng là định hướng văn hóa và cường độ văn hóa đều ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN (Galbreath, 2010). Chẳng hạn, một định hướng văn hóa của DN mang tính cạnh tranh, cá nhân (tức là DN có văn hóa tập trung vào các thành tựu cá nhân, kiểm sốt thay vì phát triển một môi trường hợp tác), các cá nhân trong DN sẽ có xu hướng đề cao và ưu tiên cho những thành quả của chính họ, DN của họ, xác suất của việc quan tâm tới người khác, tới lợi ích của người khác ít được coi trọng hơn. Hậu quả là nhu cầu và lợi ích của cộng đồng, của
các bên liên quan nhiều khả năng bị bỏ qua và gắn với đó là một mức thực hiện CSR thấp (Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012). Thêm nữa, trong các khía cạnh về văn hóa, văn hóa nhân văn được coi là một khía cạnh đóng vai trị chủ yếu trong DN, đó là sự tập trung vào con người, hợp tác, làm việc nhóm, đồng cảm và hợp tác, là sự chăm sóc lẫn nhau gắn với việc các thành viên kỳ vọng và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ và cởi mở
trong các mối quan hệ với nhau (Kalyar et al., 2012). Văn hóa nhân văn mang tính xây dựng, hợp tác hơn là cạnh tranh, làm cho các mối quan hệ giữa các thành viên trong DN và giữa DN với các bên liên quan trở nên hài hòa, dễ chịu hơn. Do đó, khi văn hóa nhân văn được chú trọng, các thành viên và DN không chỉ quan tâm tới nhu cầu và lợi ích riêng của họ mà cịn quan tâm và thực hiện các hành vi mang lại lợi ích cho xã hội và các bên liên quan (Galbreath, 2010) và đó là cơ sở của việc thực hiện CSR trong các DN (Kalyar et al., 2012).
Nghiên cứu của Kalyar và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, yếu tố văn hóa nhân
văn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới mức độ thực hiện CSR của DN, với β = .642, p < 0.001 (Kalyar et al., 2012). Kết quả nghiên cứu của Kalyar và cộng sự nhận được sự
ủng hộ của Galbreath (2010) khi nghiên cứu trên 3.000 DN ở Australia, cũng tương tự
Galbreath thấy rằng nhân tố văn hóa nhân văn tác động mạnh nhất tới mức độ thực
hiện CSR của các DN (gồm 1500 DN dịch vụ và 1500 DN sản xuất) ở Úc, với β chuẩn hóa = 0.51, p < 0.01. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bowrin trên bốn nước vùng Caribbean dường như lại không ủng hộ sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới CSR và
trách nhiệm công bố CSR (Bowrin, 2013).
Tran và Jeppesen (2016) trong nghiên cứu ở Việt Nam về CSR cũng đã đề cập tới sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới thực hiện CSR của DN. Tuy nhiên, theo các tác giả thì các kỳ vọng về văn hóa DN và xã hội chỉ ảnh hưởng tới các CSR khơng chính
2.2.4.3. Thời gian hoạt động, số lượng lao động, doanh thu
Các DN lớn thường có xu hướng thực hiện CSR nhiều hơn, do họ có tác động tới xã hội lớn hơn là các DN nhỏ (Cowen et al., 1987). Thường quy mô của DN được
thể hiện dưới hai góc độ chính, là: số lượng lao động và quy mô vốn. Hai yếu tố này lại chịu tác động mạnh của thời gian hoạt động của DN, thời gian hoạt động của DN
càng dài thì quy mơ của DN càng lớn (Zheng and Zhang, 2016) và thời gian hoạt động của DN thường được tính bằng số năm hoạt động của DN (Pasricha et al., 2018). Các yếu tố này thường đóng vai trị là các biến kiểm sốt quan trọng ảnh hưởng tới thực
hiện CSR của DN (Pasricha et al., 2018, Schouten et al., 2014, Shnayder and Rijnsoever, 2018). Đặc biệt với các DN dệt may, là ngành công nghiệp sử dụng rất
nhiều lao động, số lượng lao động dường như đóng một vai trò lớn hơn đối với việc
thực hiện CSR, nhất là khi người lao động lại là một trong các đối tượng chính thụ
hưởng lợi ích từ các chính sách, hoạt động CSR của DN. Ngoài ra, việc thực hiện CSR của các DN dệt may Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào luật pháp của đất nước mà DN xuất khẩu sản phẩm, do đó, DN càng có quy mơ doanh thu lớn thì càng chịu sự tác động từ phía khách hàng, chính phủ của nước nhập khẩu về thực hiện CSR (Galbreath,
2010, Maignan and Ferrell, 2000, Maignan et al., 1999). Như vậy, có thể nói, với DN dệt may thì: số lượng lao động, số năm hoạt động và doanh thu có khả năng sẽ ảnh
hưởng tới thực hiện CSR của DN.
2.2.5. Khoảng trống nghiên cứu
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy, tuy là một mảng nghiên cứu quan trọng, nhưng dường như các yếu tố đầu vào của CSR chưa được các nhà nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam chú ý nhiều. Phần lớn các
nghiên cứu theo hiểu biết của tác giả đều hướng trọng tâm vào nghiên cứu lợi ích của thực hiện CSR như: CSR với hiệu quả hoạt động của DN; CSR là nguyên nhân đưa đến sự bền vững trong tăng trưởng (Long, 2015); CSR tăng cường khả năng quản trị
DN (Luu, 2012a); CSR và truyền thông CSR (Bilowol and Doan, 2015); CSR với thương hiệu (Luu, 2012b); CSR với tăng cường học tập và chia sẻ tri thức, từ đó tăng khả năng cạnh tranh (Luu, 2013a, Luu, 2013b)…Từ đó các nhà nghiên cứu lập luận
rằng: sự mong đợi từ các lợi ích thu được khi thực hiện CSR, như các giá trị gia tăng từ cổ đơng; sự thiện chí của khách hàng … sẽ thúc đẩy các DN nâng cao mức độ thực hiện CSR (Long, 2015). Tuy nhiên, theo tác giả thì các kết quả không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, nhất là các lợi ích trước mắt cho DN, do đó các DN vẫn có thể khơng thực hiện CSR của mình, nhất là thực tế vẫn cịn nhiều DN Việt Nam cho rằng CSR là một sự lãng phí, xa xỉ của các nước phát triển (Bilowol and Doan, 2015). Vì
vậy, nghiên cứu về các yếu tố đầu vào của CSR vẫn hết sức cần thiết và với các nghiên cứu hiện nay về CSR ở cả các nước phương Tây và các nước đang phát triển như Việt Nam thì nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN nói chung, trong đó các nhân tố như hoạch định chiến lược và văn hóa nhân văn của DN ảnh
hưởng tới thực hiện CSR nói riêng, vẫn là một khoảng trống cần phải có thêm các nghiên cứu để bổ sung các hiểu biết về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong DN.
2.2.6. Mơ hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo
2.2.6.1. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên tổng quan, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu
ảnh hưởng của các nhân tố hoạch định chiến lược và văn hóa nhân văn của DN tới
mức độ thực hiện CSR của các DN trong Vinatex như sau:
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu dự kiến
Nguồn: Từ tổng quan của tác giả
Căn cứ vào mơ hình nghiên cứu dự kiến và tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR của DN trong Vinatex.
Hoạch định chiến lược
định hướng bên ngoài
Hoạch định chiến lược
định hướng bên trong
Văn hóa nhân văn của doanh nghiệp
Thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN
thuộc Vinatex
Biến kiểm soát:
Số lượng lao động Doanh thu Số năm hoạt động
H2: Hoạch định chiến lược định hướng bên trong ảnh hưởng tích cực tới thực
hiện CSR của DN trong Vinatex.
H3: DN càng có mức độ thực hiện văn hóa nhân văn cao thì mức độ thực hiện CSR của các DN trong Vinatex càng cao.
2.2.6.2. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Dựa trên tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR và mơ hình nghiên cứu dự kiến, tác giả dự định sử dụng thang đo được phát triển từ các